Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo Dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo Dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

image

“Tiền tham nhũng có thể dùng để trả học phí cho các trường nước ngoài”

Một bài viết trên tờ Times of London (Anh) vừa lên tiếng trong ngày 11/06/2016, cho biết nhiều trường đại học và tư thục đang bị cáo buộc là nhận các học sinh du học đến Anh, nhưng làm ngơ hoặc im lặng về nguồn gốc của các lượng tiền lên đến hàng triệu bảng Anh, nhiều khả năng là tiền tham nhũng, tiền bẩn từ các nước khác.

Ngành giáo dục Anh chỉ hợp tác và đưa ra ánh sáng được 9 trường hợp trong số 382.000 báo cáo cho chính quyền, qua các đợt điều tra về rửa tiền đến từ nước ngoài, trong niên khóa 2014-2015. Các nhà hoạt động chống tham nhũng nói rằng đã có một lỗ hổng để các luồng tiền tham nhũng được “rửa” thông qua các trường trung học và cao đẳng, đại học, mà những nơi này giờ cần có nghĩa vụ báo cáo những nghi vấn cho Cơ quan tội phạm quốc gia để ngăn chặn và giám sát chặt chẽ loại tiền này.

Các nhà hoạt động nhằm vận động minh bạch các nguồn tiền này nói rằng hệ thống giáo dục của những quốc gia phát triển đang là điểm đến cho cá nhân tham nhũng ở nhiều nước. Việc đưa con cái đi du học đang thịnh hành, nhằm để tạo danh thơm cũng như chuyển hợp pháp tiền bạc tham nhũng, tiền bẩn qua ngã đóng học phí cho trường học và các trường cao đẳng, hiến tặng tiền cho các khoa trường đại học, hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu.

Đừng ngạc nhiên khi các quốc gia nghèo khó ở Châu phi hay các nước luôn lên giọng thù ghét phương Tây hoặc chế độ tư bản như Trung Quốc, Iran, Việt Nam… thậm chí là Bắc Triều Tiên, con cái các quan chức, lãnh đạo… vẫn được âm thầm đưa đi du học ở Mỹ, Úc, Canada, Anh, Thụy Sĩ… với những chi phí lớn đi kèm như xe, nhà riêng… lên đến hàng triệu Mỹ kim.

Câu hỏi đơn giản, là với mức lương tuyên bố rất cần kiệm của nhiều quan chức – cụ thể như ở Việt Nam – làm sao họ có thể cho con cái lần lượt đi du học, sắm sửa mọi tiện nghi mà chính người bản xứ lao động cật lực cũng phải ngạc nhiên. Không khó để điều tra, cái khó là làm sao luôn tỉnh táo trước những chương trình chống tham nhũng ở các quốc gia đó luôn kêu vang, mà thực chất là để trình diễn trước đám đông.

Ngay ở Trung Quốc, từ các hồ sơ báo cáo về các quan chức tham nhũng đã chuyển một lượng tiền lớn ra nước ngoài, người ta thấy rằng việc muốn minh bạch không khó. Tân Hoa Xã cho hay hiện đã có hơn 4.000 quan chức tham nhũng mang theo 5 tỉ nhân dân tệ đang cùng gia đình sống ung dung ở nước ngoài như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand… là một trong những vấn đề nhức nhối cảnh báo. Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong thế giới tham nhũng và đào thoát của quan chức chế độ độc tài.

Bản tin nhận định rằng, thông lệ và dễ nhận ra, các quan chức đó “thông qua tuyến du học của con cái đưa vợ con đi trước, bản thân vẫn ở trong nước tiếp tục vơ vét rồi lặng lẽ đi sau, vào thời điểm nào đó”.

Chỉ riêng tại Anh, học phí du học đã đóng góp 7 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh mỗi năm, trong đó 2,3 tỷ bảng là học phí và sinh hoạt cá nhân của giới du học sinh tại London. Các nhóm chống tham nhũng ở Anh con sinh hoạt phí số đó cũng lý giải phần nào chuyện giàu có bất thường của các bộ phận tuyển chọn sinh viên.

Hiện tại ở Anh, học sinh nước ngoài đến từ các quốc gia có vấn đề tham nhũng như Nga và Trung Quốc, đang chiếm hơn một phần ba học sinh tại các trường nội trú.

Những báo cáo về nạn rửa tiền tham nhũng qua du học, đang dấy lên nhiều mối quan tâm tầm quốc tế. Thậm chí, việc các trường đại học nhận các khoản đóng góp từ các nhân vật gây nhiều tranh cãi, cũng là lý do để mọi người xét lại giá trị của đồng tiền đó. Chẳng hạn như đại học Cambridge từng nhận tiền tài trợ cho chương trình nghiên cứu Ukraine từ Dmitry Firtash, người sau đó bị buộc tội hối lộ ở Mỹ. Robert Barrington, giám đốc của Cơ quan Minh bạch Quốc tế Vương quốc Anh (Transparency International UK) nói rằng ngành giáo dục hôm nay cần phải đóng một vai trò lớn hơn nữa trong việc minh bạch tài chính.

Cơ quan cho thuê nhà trong London, nằm trong vùng Kensington và Westminster nói rằng sinh viên giàu có ở nước ngoài có “nhiều tiền mua nhà hơn cả những người của công ty chúng tôi, kể cả những người đang làm trong ngành ngân hàng”.

Nhiều năm nay, các khu người Việt giàu có, với các chủ nhân trẻ và bí ẩn đến từ Việt Nam, cũng là đề tài bàn tán ở Mỹ hay ở Úc. Thậm chí những người Việt định cư lâu năm, thành đạt kể từ khi vượt biển năm 1975 cũng phải ngạc nhiên về mức độ mua sắm, tiêu xài của những “người mới đến” này.

Tuấn Khanh (Tổng hợp)

(Blog Tuấn Khanh)
18:35 Unknown
image

“Tiền tham nhũng có thể dùng để trả học phí cho các trường nước ngoài”

Một bài viết trên tờ Times of London (Anh) vừa lên tiếng trong ngày 11/06/2016, cho biết nhiều trường đại học và tư thục đang bị cáo buộc là nhận các học sinh du học đến Anh, nhưng làm ngơ hoặc im lặng về nguồn gốc của các lượng tiền lên đến hàng triệu bảng Anh, nhiều khả năng là tiền tham nhũng, tiền bẩn từ các nước khác.

Ngành giáo dục Anh chỉ hợp tác và đưa ra ánh sáng được 9 trường hợp trong số 382.000 báo cáo cho chính quyền, qua các đợt điều tra về rửa tiền đến từ nước ngoài, trong niên khóa 2014-2015. Các nhà hoạt động chống tham nhũng nói rằng đã có một lỗ hổng để các luồng tiền tham nhũng được “rửa” thông qua các trường trung học và cao đẳng, đại học, mà những nơi này giờ cần có nghĩa vụ báo cáo những nghi vấn cho Cơ quan tội phạm quốc gia để ngăn chặn và giám sát chặt chẽ loại tiền này.

Các nhà hoạt động nhằm vận động minh bạch các nguồn tiền này nói rằng hệ thống giáo dục của những quốc gia phát triển đang là điểm đến cho cá nhân tham nhũng ở nhiều nước. Việc đưa con cái đi du học đang thịnh hành, nhằm để tạo danh thơm cũng như chuyển hợp pháp tiền bạc tham nhũng, tiền bẩn qua ngã đóng học phí cho trường học và các trường cao đẳng, hiến tặng tiền cho các khoa trường đại học, hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu.

Đừng ngạc nhiên khi các quốc gia nghèo khó ở Châu phi hay các nước luôn lên giọng thù ghét phương Tây hoặc chế độ tư bản như Trung Quốc, Iran, Việt Nam… thậm chí là Bắc Triều Tiên, con cái các quan chức, lãnh đạo… vẫn được âm thầm đưa đi du học ở Mỹ, Úc, Canada, Anh, Thụy Sĩ… với những chi phí lớn đi kèm như xe, nhà riêng… lên đến hàng triệu Mỹ kim.

Câu hỏi đơn giản, là với mức lương tuyên bố rất cần kiệm của nhiều quan chức – cụ thể như ở Việt Nam – làm sao họ có thể cho con cái lần lượt đi du học, sắm sửa mọi tiện nghi mà chính người bản xứ lao động cật lực cũng phải ngạc nhiên. Không khó để điều tra, cái khó là làm sao luôn tỉnh táo trước những chương trình chống tham nhũng ở các quốc gia đó luôn kêu vang, mà thực chất là để trình diễn trước đám đông.

Ngay ở Trung Quốc, từ các hồ sơ báo cáo về các quan chức tham nhũng đã chuyển một lượng tiền lớn ra nước ngoài, người ta thấy rằng việc muốn minh bạch không khó. Tân Hoa Xã cho hay hiện đã có hơn 4.000 quan chức tham nhũng mang theo 5 tỉ nhân dân tệ đang cùng gia đình sống ung dung ở nước ngoài như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand… là một trong những vấn đề nhức nhối cảnh báo. Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong thế giới tham nhũng và đào thoát của quan chức chế độ độc tài.

Bản tin nhận định rằng, thông lệ và dễ nhận ra, các quan chức đó “thông qua tuyến du học của con cái đưa vợ con đi trước, bản thân vẫn ở trong nước tiếp tục vơ vét rồi lặng lẽ đi sau, vào thời điểm nào đó”.

Chỉ riêng tại Anh, học phí du học đã đóng góp 7 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh mỗi năm, trong đó 2,3 tỷ bảng là học phí và sinh hoạt cá nhân của giới du học sinh tại London. Các nhóm chống tham nhũng ở Anh con sinh hoạt phí số đó cũng lý giải phần nào chuyện giàu có bất thường của các bộ phận tuyển chọn sinh viên.

Hiện tại ở Anh, học sinh nước ngoài đến từ các quốc gia có vấn đề tham nhũng như Nga và Trung Quốc, đang chiếm hơn một phần ba học sinh tại các trường nội trú.

Những báo cáo về nạn rửa tiền tham nhũng qua du học, đang dấy lên nhiều mối quan tâm tầm quốc tế. Thậm chí, việc các trường đại học nhận các khoản đóng góp từ các nhân vật gây nhiều tranh cãi, cũng là lý do để mọi người xét lại giá trị của đồng tiền đó. Chẳng hạn như đại học Cambridge từng nhận tiền tài trợ cho chương trình nghiên cứu Ukraine từ Dmitry Firtash, người sau đó bị buộc tội hối lộ ở Mỹ. Robert Barrington, giám đốc của Cơ quan Minh bạch Quốc tế Vương quốc Anh (Transparency International UK) nói rằng ngành giáo dục hôm nay cần phải đóng một vai trò lớn hơn nữa trong việc minh bạch tài chính.

Cơ quan cho thuê nhà trong London, nằm trong vùng Kensington và Westminster nói rằng sinh viên giàu có ở nước ngoài có “nhiều tiền mua nhà hơn cả những người của công ty chúng tôi, kể cả những người đang làm trong ngành ngân hàng”.

Nhiều năm nay, các khu người Việt giàu có, với các chủ nhân trẻ và bí ẩn đến từ Việt Nam, cũng là đề tài bàn tán ở Mỹ hay ở Úc. Thậm chí những người Việt định cư lâu năm, thành đạt kể từ khi vượt biển năm 1975 cũng phải ngạc nhiên về mức độ mua sắm, tiêu xài của những “người mới đến” này.

Tuấn Khanh (Tổng hợp)

(Blog Tuấn Khanh)

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Lời giới thiệu: Nhân Hội diễn tại một trường Trung học Phổ thông bên Trung quốc mang chủ để “Tổ quốc thân yêu”, một nữ sinh 17 tuổi học lớp 10 tên Vương Kha Nhi đóng góp bài viết “Tổ quốc tôi, Ông là ai?”. Bài viết không khẳng định như thường khi, Tổ quốc là ai, ở đâu, tôn vinh hay hạch hỏi như có người đã trút lỗi “Tổ quốc ăn năn”. Ở bài viết này, Tổ quốc khởi phát từ thế hệ đang lên - thế hệ trẻ - từ cá nhân Vương Kha Nhi với cái nhìn mới mẽ, can cường, không ỷ dựa vào bất cứ ai, thế lực nào, để nắn dựng hình hài một tổ quốc thoắt sinh từ nhân dân, từ con người thoát ly những hệ lụỵ lịch sử hào nhoáng nhưng cũ càng, mất khí thế.

Vương Kha Nhi vạch trần 3 giấc mộng của người Trung quốc cổ: Giấc mộng Minh quân, Giác mộng Thanh quan, và Giấc mộng Hiệp khách, mà cô gọi “giấc mộng đẹp kê vàng” giữa ban ngày, mang tính bị động, tiêu cực đối với nhân dân sống dầm dãi trong chính sách ngu dân. Rồi cô đưa ra 3 Giấc mộng người Trung quốc thời nay thực tiễn với con người và xã hội ở thế kỷ 21.

Cô nhận xét:

“Nước Mỹ đã sinh ra George Washington, nước Anh đã sinh ra Winston Churchill. Nhưng họ đều đã quá vãng cả rồi. Trách nhiệm bây giờ không ở nơi họ nữa, mà hoàn toàn tin cậy vào tuổi trẻ chúng ta. Tuổi trẻ có trí tuệ, đất nước ắt có trí tuệ ; tuổi trẻ mạnh mẽ, đất nước ắt mạnh mẽ ; tuổi trẻ độc lập, ắt đất nước độc lập, tuổi trẻ tài giỏi lớn mạnh trên mặt địa cầu, đất nước ắt tài giỏi lớn mạnh trên mặt địa cầu”.

Từ phong trào Ngũ tứ, cách đây một thế kỷ, tới nay, tôi hiếm thấy một bài chính luận ngắn (1260 chữ) hay và thâm diệu, vì Vương Kha Nhi thoát ly sự cao ngạo bành trướng, thành công nối kết cõi nhân văn của người Hoa vào nền văn minh con người.

Vương Kha Nhi vượt Lỗ Tấn thêm một bước trong sự phê phán người Trung quốc ăn thịt người.

Bài này được một bạn đọc gửi tới Quê Mẹ, nhưng không kèm theo xuất xứ và bản gốc Hán văn. May mắn chúng tôi đã tìm ra nguyên bản để đối chiếu tại link:

17岁女生震撼演讲:我的祖国她是谁?


王珂儿

Nhận thấy có một số chỗ dịch chưa hết ý, có khi nhầm lẫn, một vài đoạn bị cắt bỏ. Nên Nhà văn Hoàng Xá, Biên tập viên Quệ Mẹ đã dịch lại toàn bài theo nguyên bản Hán ngữ với chú thích để cống hiến bạn đọc.

Võ Văn Ái 
queme.democracy@gmail.com

Nữ sinh 17 tuổi học lớp 10 tên Vương Kha Nhi
Vương Kha Nhi: Tổ quốc tôi, Ông là ai?

Kính thưa quý thầy cô, các bạn học thân mến,
Kính chào liệt vị quan khách,

Tôi là Vương Kha Nhi, học sinh lớp 10A6, hôm nay xin được trình bày về đề tài:

“Nếu mà tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì tổ quốc chúng ta sẽ ra sao?”

Tôi không có cách điệu nói mạnh mẽ hùng hồn như những người kia, cũng chẳng có lòng hăng say tràn đầy nhiệt huyết đối với hai chữ "tổ quốc" như nhiều người khác. Tôi chỉ biết tự mình suy tư, và hiểu ra rằng xã hội chẳng thiếu gì những cái đầu chất đầy kiến thức, nhưng chỉ thiếu những người biết suy nghĩ trong đầu.

Tôi đang suy nghĩ thế này: Nếu mà tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, sẽ hình dung tổ quốc chúng ta ra như thế nào? Vào đời Hán, tổ quốc chúng ta là nhà Đại Hán, kẻ nào — dù từ biên ải xa xôi, mà dám xâm phạm bờ cõi nhà Hán hùng cường, thế nào cũng phải diệt vong (1). Vào đời Đường, tổ quốc chúng ta là nhà Đại Đường, muôn nước lân bang lại chầu phục Đại Đường. Vào đời Tống, tổ quốc chúng ta là nhà Đại Tống, dẫn đầu một nền khoa học kĩ thuật tân tiến, với một nền kinh tế trù phú. Đến đời Nguyên, quân Mông Cổ đem vó ngựa móng sắt giày xéo chúng ta, đày đọa nhân dân ta vào hạng thấp hèn nhất, bơ vơ vất vưởng ngay tại quê hương mình (2). Chẳng lẽ tổ quốc chúng ta là nhà Đại Nguyên sao? Chẳng lẽ ta phải yêu thương nó hay sao? Đến đời Thanh, người Mãn Châu từ ngoài biên ải đổ vào tàn sát xâm chiếm Trung Nguyên. Muốn giữ lại đầu thì phải cắt tóc, không chịu cắt tóc thì bị chặt đầu. Trận thảm sát khốc liệt ở Dương Châu cho thấy cuộc đàn áp đẫm máu tại Nam Kinh cũng phải nhạt nhòa. Chẳng lẽ tổ quốc chúng ta là nhà Đại Thanh sao? Làm sao ta yêu thương nó cho được? Thời gian đằng đẵng trôi qua, dần dà chúng ta hiểu ra đâu là kẻ ỷ quyền ỷ thế chiếm đoạt mẹ đẻ của chúng ta. Thế mà các người lại chịu nhận nó làm cha của mình sao? Các người không biết lấy thế làm nhục nhã hay sao? Có lúc tôi nghĩ, trước đây khi quân Nhật Bổn chiếm lĩnh Trung Quốc của chúng ta, này các bạn học ơi, thế mà hôm nay chúng ta lại hoan hô: “Thiên Hoàng muôn năm” hay sao?

Nếu mà tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, tổ quốc chúng ta ra sao? Câu hỏi làm tôi hết sức hoang mang.

Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó là một nơi chốn công bằng, chính trực, không có gì khuất lấp. Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó là một nơi chốn cho ta đạt được tâm tình thanh thản êm đềm, đem lại cho cõi lòng ta và cả trên môi miệng, một niềm tin yêu thắm thiết. Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó là một nơi chốn mà đôi khi có thể giương đôi cánh rộng che chở cho ta. Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó là một nơi chốn, mà đối với bất cứ khó khăn gian khổ nào phải trải qua, chốn đó vẫn đem lại cho ta tràn trề hi vọng. Nước Đức đã sinh ra Karl Marx, nước Nga đã sinh ra Joseph Staline, nước Mĩ đã sinh ra George Washington, nước Anh đã sinh ra Winston Churchill. Nhưng họ đều đã quá vãng cả rồi. Trách nhiệm bây giờ không ở nơi họ nữa, mà hoàn toàn trông cậy vào tuổi trẻ chúng ta. Tuổi trẻ có trí tuệ, đất nước ắt có trí tuệ ; tuổi trẻ mạnh mẽ, đất nước ắt mạnh mẽ ; tuổi trẻ độc lập, ắt đất nước độc lập ; tuổi trẻ tài giỏi lớn mạnh trên mặt địa cầu, đất nước ắt tài giỏi lớn mạnh trên mặt địa cầu.

Trong tay tuổi trẻ chúng ta đã nắm vững một tổ quốc cao đẹp, mà mỗi một người đều thương mến sâu xa ở tận đáy lòng. Tổ quốc đó khiến cho nước Mĩ phải ngưỡng mộ nền chính trị dân chủ, khiến cho nước Đức phải thán phục trình độ kĩ thuật, khiến cho nước Nhật Bổn bội phục mức sống giàu có của người dân, khiến cho Tân Gia Ba nể phục tư cách trong sạch không tham bẩn của những kẻ cầm quyền đất nước. Hãy xem một ngày kia, tổ quốc chúng ta chiếu sáng rực rỡ khắp vũ trụ, một tổ quốc mà con cháu muôn đời sau không bao giờ đánh mất.

Giấc mộng của Trung Quốc, giấc mộng của người Trung Quốc, có ba giấc mộng xưa. Giấc mộng thứ nhất gọi là “minh quân mộng”, tức là niềm hi vọng có một ông vua tài giỏi sáng suốt, là niềm hi vọng - đối với bất cứ vấn đề nào, cũng tìm ra giải pháp, - đối với bất cứ chuyện hay ho nào đều thấm nhuần ơn mưa móc của bậc thống trị toàn quyền. Giấc mộng thứ hai, gọi là “thanh quan mộng”, là khi niềm tin vào vị hoàng đế trên kia đổ vỡ, bèn mang niềm hi vọng có một ông quan trong sạch, tay áo gió bay, không nao núng, đứng trước bậc quyền uy lấy lời chính trực can gián. Giấc mộng thứ ba, gọi là “hiệp khách mộng”, nếu như giấc mộng thanh quan chẳng thành, đành trông chờ một khách anh hùng hiệp nghĩa đến báo thù rửa hận.

Có ba giấc mộng mới của người Trung Quốc ngày nay. Giấc mộng thứ nhất gọi là “tự do mộng”, tìm cách thoát khỏi sức ép của chế độ độc tài, không còn muốn chịu đựng bọn thống trị quyền quý hoành hành áp bức. Giấc mộng mới thứ hai gọi là “nhân quyền mộng”, tức là muốn cho mọi người đều được hưởng quyền lợi ngang nhau, không còn có bất cứ ai có đặc quyền ở trên cao đè đầu đè cổ bàn dân bình thường, thật không sao chịu thấu. Giấc mộng mới thứ ba gọi là “hiến chánh mộng”, tức là tuân theo nguyên tắc dân chủ pháp quyền, dựa trên nguyên tắc mọi người bình đẳng như nhau, toàn thể nhân dân trong nước cùng nhau quy định lập thành văn bản Hiến pháp dùng làm nền móng cho một quốc gia dân chủ.

Ba cái mộng cũ kĩ kia là những “giấc mộng đẹp kê vàng” của bầy dân tôi đòi an phận, là những cơn mộng dữ nghìn năm do chính sách ngu dân đem lại, chỉ biến người dân thành những con cừu ngoan ngoãn vâng lời, mặc cho kẻ thống trị tác uy tác phúc, đem giết đem cúng làm vật hi sinh, và mãi mãi bị thống trị.

Ba giấc mộng mới chính là những đòi hỏi tất nhiên của nền văn minh kinh tế thị trường, là những thể nhận của xã hội khai mở, là biểu hiện sự tỉnh ngộ lớn của toàn dân, là thành quả bao nhiêu cuộc tranh đấu đẫm máu của những bậc chí sĩ cũng như những con người nhân ái. Ba giấc mộng đó nhất định sẽ trở thành sự thật.

Vương Kha Nhi
_______________________

Ghi chú:

(1) Nguyên văn: “Phạm ngã cường Hán giả tuy viễn tất tru” 犯我强汉者虽远必诛. Câu viết của tướng nhà Hán Trần Thang 陈汤 có công giết chết vua Hung Nô Thiền Vu, đem lại yên ổn cho vùng biên ải ở phia bắc Trung Quốc, thời đó thường bị Hung Nô quấy nhiễu.

(2) Nguyên văn: “tứ đẳng công dân” 四等公民. Theo giới bình dân, dân Trung Quốc ngày nay có 4 đẳng: đệ nhất đẳng là cán bộ, đệ nhị đẳng là thị dân, đệ tam đẳng là nông dân, và đệ tứ đẳng là người sống không hộ khẩu ở thành thị, không quyền lợi, và có thể bị bắt bớ bất cứ lúc nào.

(Quê Mẹ)
17:39 Unknown
Lời giới thiệu: Nhân Hội diễn tại một trường Trung học Phổ thông bên Trung quốc mang chủ để “Tổ quốc thân yêu”, một nữ sinh 17 tuổi học lớp 10 tên Vương Kha Nhi đóng góp bài viết “Tổ quốc tôi, Ông là ai?”. Bài viết không khẳng định như thường khi, Tổ quốc là ai, ở đâu, tôn vinh hay hạch hỏi như có người đã trút lỗi “Tổ quốc ăn năn”. Ở bài viết này, Tổ quốc khởi phát từ thế hệ đang lên - thế hệ trẻ - từ cá nhân Vương Kha Nhi với cái nhìn mới mẽ, can cường, không ỷ dựa vào bất cứ ai, thế lực nào, để nắn dựng hình hài một tổ quốc thoắt sinh từ nhân dân, từ con người thoát ly những hệ lụỵ lịch sử hào nhoáng nhưng cũ càng, mất khí thế.

Vương Kha Nhi vạch trần 3 giấc mộng của người Trung quốc cổ: Giấc mộng Minh quân, Giác mộng Thanh quan, và Giấc mộng Hiệp khách, mà cô gọi “giấc mộng đẹp kê vàng” giữa ban ngày, mang tính bị động, tiêu cực đối với nhân dân sống dầm dãi trong chính sách ngu dân. Rồi cô đưa ra 3 Giấc mộng người Trung quốc thời nay thực tiễn với con người và xã hội ở thế kỷ 21.

Cô nhận xét:

“Nước Mỹ đã sinh ra George Washington, nước Anh đã sinh ra Winston Churchill. Nhưng họ đều đã quá vãng cả rồi. Trách nhiệm bây giờ không ở nơi họ nữa, mà hoàn toàn tin cậy vào tuổi trẻ chúng ta. Tuổi trẻ có trí tuệ, đất nước ắt có trí tuệ ; tuổi trẻ mạnh mẽ, đất nước ắt mạnh mẽ ; tuổi trẻ độc lập, ắt đất nước độc lập, tuổi trẻ tài giỏi lớn mạnh trên mặt địa cầu, đất nước ắt tài giỏi lớn mạnh trên mặt địa cầu”.

Từ phong trào Ngũ tứ, cách đây một thế kỷ, tới nay, tôi hiếm thấy một bài chính luận ngắn (1260 chữ) hay và thâm diệu, vì Vương Kha Nhi thoát ly sự cao ngạo bành trướng, thành công nối kết cõi nhân văn của người Hoa vào nền văn minh con người.

Vương Kha Nhi vượt Lỗ Tấn thêm một bước trong sự phê phán người Trung quốc ăn thịt người.

Bài này được một bạn đọc gửi tới Quê Mẹ, nhưng không kèm theo xuất xứ và bản gốc Hán văn. May mắn chúng tôi đã tìm ra nguyên bản để đối chiếu tại link:

17岁女生震撼演讲:我的祖国她是谁?


王珂儿

Nhận thấy có một số chỗ dịch chưa hết ý, có khi nhầm lẫn, một vài đoạn bị cắt bỏ. Nên Nhà văn Hoàng Xá, Biên tập viên Quệ Mẹ đã dịch lại toàn bài theo nguyên bản Hán ngữ với chú thích để cống hiến bạn đọc.

Võ Văn Ái 
queme.democracy@gmail.com

Nữ sinh 17 tuổi học lớp 10 tên Vương Kha Nhi
Vương Kha Nhi: Tổ quốc tôi, Ông là ai?

Kính thưa quý thầy cô, các bạn học thân mến,
Kính chào liệt vị quan khách,

Tôi là Vương Kha Nhi, học sinh lớp 10A6, hôm nay xin được trình bày về đề tài:

“Nếu mà tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì tổ quốc chúng ta sẽ ra sao?”

Tôi không có cách điệu nói mạnh mẽ hùng hồn như những người kia, cũng chẳng có lòng hăng say tràn đầy nhiệt huyết đối với hai chữ "tổ quốc" như nhiều người khác. Tôi chỉ biết tự mình suy tư, và hiểu ra rằng xã hội chẳng thiếu gì những cái đầu chất đầy kiến thức, nhưng chỉ thiếu những người biết suy nghĩ trong đầu.

Tôi đang suy nghĩ thế này: Nếu mà tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, sẽ hình dung tổ quốc chúng ta ra như thế nào? Vào đời Hán, tổ quốc chúng ta là nhà Đại Hán, kẻ nào — dù từ biên ải xa xôi, mà dám xâm phạm bờ cõi nhà Hán hùng cường, thế nào cũng phải diệt vong (1). Vào đời Đường, tổ quốc chúng ta là nhà Đại Đường, muôn nước lân bang lại chầu phục Đại Đường. Vào đời Tống, tổ quốc chúng ta là nhà Đại Tống, dẫn đầu một nền khoa học kĩ thuật tân tiến, với một nền kinh tế trù phú. Đến đời Nguyên, quân Mông Cổ đem vó ngựa móng sắt giày xéo chúng ta, đày đọa nhân dân ta vào hạng thấp hèn nhất, bơ vơ vất vưởng ngay tại quê hương mình (2). Chẳng lẽ tổ quốc chúng ta là nhà Đại Nguyên sao? Chẳng lẽ ta phải yêu thương nó hay sao? Đến đời Thanh, người Mãn Châu từ ngoài biên ải đổ vào tàn sát xâm chiếm Trung Nguyên. Muốn giữ lại đầu thì phải cắt tóc, không chịu cắt tóc thì bị chặt đầu. Trận thảm sát khốc liệt ở Dương Châu cho thấy cuộc đàn áp đẫm máu tại Nam Kinh cũng phải nhạt nhòa. Chẳng lẽ tổ quốc chúng ta là nhà Đại Thanh sao? Làm sao ta yêu thương nó cho được? Thời gian đằng đẵng trôi qua, dần dà chúng ta hiểu ra đâu là kẻ ỷ quyền ỷ thế chiếm đoạt mẹ đẻ của chúng ta. Thế mà các người lại chịu nhận nó làm cha của mình sao? Các người không biết lấy thế làm nhục nhã hay sao? Có lúc tôi nghĩ, trước đây khi quân Nhật Bổn chiếm lĩnh Trung Quốc của chúng ta, này các bạn học ơi, thế mà hôm nay chúng ta lại hoan hô: “Thiên Hoàng muôn năm” hay sao?

Nếu mà tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, tổ quốc chúng ta ra sao? Câu hỏi làm tôi hết sức hoang mang.

Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó là một nơi chốn công bằng, chính trực, không có gì khuất lấp. Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó là một nơi chốn cho ta đạt được tâm tình thanh thản êm đềm, đem lại cho cõi lòng ta và cả trên môi miệng, một niềm tin yêu thắm thiết. Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó là một nơi chốn mà đôi khi có thể giương đôi cánh rộng che chở cho ta. Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó là một nơi chốn, mà đối với bất cứ khó khăn gian khổ nào phải trải qua, chốn đó vẫn đem lại cho ta tràn trề hi vọng. Nước Đức đã sinh ra Karl Marx, nước Nga đã sinh ra Joseph Staline, nước Mĩ đã sinh ra George Washington, nước Anh đã sinh ra Winston Churchill. Nhưng họ đều đã quá vãng cả rồi. Trách nhiệm bây giờ không ở nơi họ nữa, mà hoàn toàn trông cậy vào tuổi trẻ chúng ta. Tuổi trẻ có trí tuệ, đất nước ắt có trí tuệ ; tuổi trẻ mạnh mẽ, đất nước ắt mạnh mẽ ; tuổi trẻ độc lập, ắt đất nước độc lập ; tuổi trẻ tài giỏi lớn mạnh trên mặt địa cầu, đất nước ắt tài giỏi lớn mạnh trên mặt địa cầu.

Trong tay tuổi trẻ chúng ta đã nắm vững một tổ quốc cao đẹp, mà mỗi một người đều thương mến sâu xa ở tận đáy lòng. Tổ quốc đó khiến cho nước Mĩ phải ngưỡng mộ nền chính trị dân chủ, khiến cho nước Đức phải thán phục trình độ kĩ thuật, khiến cho nước Nhật Bổn bội phục mức sống giàu có của người dân, khiến cho Tân Gia Ba nể phục tư cách trong sạch không tham bẩn của những kẻ cầm quyền đất nước. Hãy xem một ngày kia, tổ quốc chúng ta chiếu sáng rực rỡ khắp vũ trụ, một tổ quốc mà con cháu muôn đời sau không bao giờ đánh mất.

Giấc mộng của Trung Quốc, giấc mộng của người Trung Quốc, có ba giấc mộng xưa. Giấc mộng thứ nhất gọi là “minh quân mộng”, tức là niềm hi vọng có một ông vua tài giỏi sáng suốt, là niềm hi vọng - đối với bất cứ vấn đề nào, cũng tìm ra giải pháp, - đối với bất cứ chuyện hay ho nào đều thấm nhuần ơn mưa móc của bậc thống trị toàn quyền. Giấc mộng thứ hai, gọi là “thanh quan mộng”, là khi niềm tin vào vị hoàng đế trên kia đổ vỡ, bèn mang niềm hi vọng có một ông quan trong sạch, tay áo gió bay, không nao núng, đứng trước bậc quyền uy lấy lời chính trực can gián. Giấc mộng thứ ba, gọi là “hiệp khách mộng”, nếu như giấc mộng thanh quan chẳng thành, đành trông chờ một khách anh hùng hiệp nghĩa đến báo thù rửa hận.

Có ba giấc mộng mới của người Trung Quốc ngày nay. Giấc mộng thứ nhất gọi là “tự do mộng”, tìm cách thoát khỏi sức ép của chế độ độc tài, không còn muốn chịu đựng bọn thống trị quyền quý hoành hành áp bức. Giấc mộng mới thứ hai gọi là “nhân quyền mộng”, tức là muốn cho mọi người đều được hưởng quyền lợi ngang nhau, không còn có bất cứ ai có đặc quyền ở trên cao đè đầu đè cổ bàn dân bình thường, thật không sao chịu thấu. Giấc mộng mới thứ ba gọi là “hiến chánh mộng”, tức là tuân theo nguyên tắc dân chủ pháp quyền, dựa trên nguyên tắc mọi người bình đẳng như nhau, toàn thể nhân dân trong nước cùng nhau quy định lập thành văn bản Hiến pháp dùng làm nền móng cho một quốc gia dân chủ.

Ba cái mộng cũ kĩ kia là những “giấc mộng đẹp kê vàng” của bầy dân tôi đòi an phận, là những cơn mộng dữ nghìn năm do chính sách ngu dân đem lại, chỉ biến người dân thành những con cừu ngoan ngoãn vâng lời, mặc cho kẻ thống trị tác uy tác phúc, đem giết đem cúng làm vật hi sinh, và mãi mãi bị thống trị.

Ba giấc mộng mới chính là những đòi hỏi tất nhiên của nền văn minh kinh tế thị trường, là những thể nhận của xã hội khai mở, là biểu hiện sự tỉnh ngộ lớn của toàn dân, là thành quả bao nhiêu cuộc tranh đấu đẫm máu của những bậc chí sĩ cũng như những con người nhân ái. Ba giấc mộng đó nhất định sẽ trở thành sự thật.

Vương Kha Nhi
_______________________

Ghi chú:

(1) Nguyên văn: “Phạm ngã cường Hán giả tuy viễn tất tru” 犯我强汉者虽远必诛. Câu viết của tướng nhà Hán Trần Thang 陈汤 có công giết chết vua Hung Nô Thiền Vu, đem lại yên ổn cho vùng biên ải ở phia bắc Trung Quốc, thời đó thường bị Hung Nô quấy nhiễu.

(2) Nguyên văn: “tứ đẳng công dân” 四等公民. Theo giới bình dân, dân Trung Quốc ngày nay có 4 đẳng: đệ nhất đẳng là cán bộ, đệ nhị đẳng là thị dân, đệ tam đẳng là nông dân, và đệ tứ đẳng là người sống không hộ khẩu ở thành thị, không quyền lợi, và có thể bị bắt bớ bất cứ lúc nào.

(Quê Mẹ)

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Olive (Ô liu). Ảnh: Internet
Olive (Ô liu). Ảnh: Internet
HM Blog. Nhân chuyện trên mạng đang đồn đại về chiếc xe Lexus (dân đại gia gọi là lếch xù – mà đúng là định xù thật) mang biển trắng, biển xanh, mình nhớ ra bài viết tháng 4-2009 nhưng để trong xó. Đăng lên cho bà con xem.

Triết lý Ôliu và Lexus thật thú vị. Không ai có thể vừa ôm cây Ôliu vừa ngồi trong xe Lexus. Xe khó chuyển bánh và cây có thể đổ.

Thế hệ Ôliu

Nếu hỏi nhà thơ Trần Đăng Khoa có gì đáng nhớ, ai cũng có thể nói “Thần đồng thơ thế kỷ 20 của Việt Nam”. Bây giờ ông buồn vì đã trưởng thành vẫn phải “ì ạch mang cây thánh giá tuổi ấu thơ”. Cô vợ xinh đẹp của nhà thơ mong anh ấy là thần đồng thế kỷ 21, tiền nhuận bút sẽ nhiều hơn.

Trong các chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia, người ta thường khen chủ nhà,  Việt Nam là biểu tượng của thế kỷ 20 bởi ý chí kiên cường, bền bỉ, sáng suốt, biến “những điều không thể trở thành có thể” trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Nghe thật sướng tai.

Nhìn vào lịch, Việt nam đang ở thế kỷ 21!!! Được khen ở thế kỷ trước quả là hạnh phúc, giá tiếp tục là đỉnh cao trong kỷ nguyên này thì hay biết bao nhiêu.

Biểu tượng của quá khứ đã đè nặng lên đôi vai tương lai. Vì thế, cây Ôliu vẫn có người ôm. Nhưng suy nghĩ truyền thống hay quá khứ vẻ vang khó trụ lại được với thế hệ Lexus hiện đại và năng động vì qui luật tất yếu của hội nhập.

Cuối cùng, họ sẽ nhìn ra Lexus có vai trò lớn trong phát triển, đương nhiên cũng sẽ sắm cho mình một chiếc và đôi lúc về qua nhà tưới cây Ôliu. Chỉ có điều, họ làm chậm sự tiến bộ của bản thân, của gia đình, và nếu giữ trọng trách quốc gia thì ảnh hưởng đến cả một dân tộc. Cây Ôliu cũng còi đi ít nhiều.

Để giải quyết những suy nghĩ Ôliu, tốt nhất là họ nên đi ra ngoài học tập, mở mang đầu óc, thâm nhập sâu vào những xã hội tiến bộ, học những điều hay, tránh cái dở. Họ sẽ mang những kỹ thuật của động cơ xe Toyotta về bơm nước tưới cây Ôliu thì giá trị của “quá khứ, hiện tại và tương lai” sẽ có vai trò lớn trong phát triển.

Người Lexus

Nghe người ta viết về giá trị Mỹ, giấc mơ Mỹ, toàn cầu hóa, thế giới phẳng hay kể cả thế giới đại đồng thuở trước, ai cũng bị mê hoặc. Mỹ từ và thực tế khác nhau rất nhiều. Thất bại có, thành công có và không “hề hấn” cũng có, tùy theo anh ta đứng ở đâu.

Người mê Lexus chỉ thấy bề ngoài hào nhoáng của chiếc xe, nước sơn bóng loáng, GPS định vị toàn cầu đi đâu cũng có chỉ đường, nhạc du dương trên đường cao tốc với hai bên đường cây xanh ngát.

Nếu đi sâu thêm tìm hiểu sẽ thấy Lexus cũng nhiều vấn đề. Thay dầu sau mỗi 5000km với cả trăm đô la, đóng bảo hiểm, thay lốp hay bảo trì định kỳ, Lexus thành máy ngốn tiền. Đôi khi không biết lái nên phải thuê tài xế. Thỉnh thoảng, cha nội láu cá này báo mất phụ tùng, đi đường theo ý riêng và khi nổi cơn làm pan luôn chiếc xe. Dân mê bốn bánh nói, niềm hạnh phúc lớn lao khi mua được chiếc xe, nhưng niềm vui vô hạn lúc tống khứ nó đi.

Mua Lexus nhưng chưa hiểu về xe pháo là cạm bẫy. Thế hệ Lexus sẽ học thuộc bài sau khi biết biết hết tật của chiếc xe. Gia đình tổn thất vài chục ngàn đô la, với công ty đa quốc gia sẽ mất tỷ đô la và một chính phủ hiểu sai về Lexus sẽ là thảm họa cho kinh tế nước nhà. Chưa kể vì Lexus mà bằng mọi giá đạp lên đầu hàng triệu người để có thì cái giá tương lai sẽ là khôn lường.

Người quay về ôm cây Ôliu đáng nguyền rủa và hận cả giấc mơ Lexus. Kẻ khác cố liều, vượt khó khăn để tậu đời mới cho đến khi sạt nghiệp hoặc lên Mẹc.

Ôm Ôliu, mơ Lexus

Anh Hai Sài gòn ra cửa hàng thấy tivi 60 inch loại mới to đùng liền nghĩ kế xoay tiền, vay nặng lãi hay kể cả mở tạm két cơ quan, sắm luôn cho thằng cu mới đẻ một chiếc, sống “đã đời”, kệ hôm sau.

Chàng trí thức Hà nội, dù đủ tiền mua 3 chiếc tivi 60 inch nhưng vẫn lên mạng tìm hiểu, gọi điện hỏi bạn chán, nhờ kỹ sư điện tử Bách khoa đi 10 ngày, qua hàng chục cửa hàng rồi mới sắm chiếc tivi 37 inch dù rất mê loại lớn hơn.

Anh hai Sài gòn thuộc loại Lexus trong khi chàng trí thức Hà nội ôm Ôliu nhưng mơ Lexus. Trí thức Bắc Hà mua xe second hand để rồi đi đường ghé mắt sang “hàng xóm” Sài gòn trong khi Ôliu vườn nhà đã phôi pha.

Có người đã chán bà vợ già vô ích, nhưng vì tình xưa nghĩa cũ, không dám bỏ để đi theo em trong tiệm hớt tóc thanh nữ. Kết cục, nằm với bà già thì mơ chân dài, ở tiệm máy lạnh lại thấy thương cụ ở quê bị đỉa cắn giữa nắng hè.

Lexus (lếch xù). Ảnh: Internet
Lexus (lếch xù). Ảnh: Internet
Vừa ôm cái cũ vừa mơ cái mới, thụt thò không dám làm gì, chỉ làm tổn hại đến tiến trình phát triển. Với thế hệ “nửa nạc nửa mỡ” chán ngắt này, xã hội cũng đi lên theo kiểu ông từ vào đền. Vãn cảnh thích, nhưng bảo ở đó, xin vái ba nón. Vừa ăn thịt chó vừa cầu từ bi.

Đi Lexus, xui trồng Ôliu

Nước Mỹ muốn giá dầu hạ xuống. Họ có khá nhiều nơi có thể khoan giếng khai thác nhưng thấy thế giới còn nhiều chỗ khá hơn. Hoa Kỳ muốn dành kho báu quốc gia cho tương lai, gìn giữ môi trường và sang hàng xóm mua dầu.

Cao bồi Texas dụ anh chuyên buôn chợ trời “Một nghìn một đêm lẻ” Iraq, đuổi cổ Sadam Hussein xuống, biến nước đạo Hồi ngàn năm này thành dân chủ theo giấc mơ Mỹ. Khi thành công rồi thì họ sẽ khai thác dầu và giá xăng bên Mỹ từ 3$/gallon sẽ xuống 2$. Dân Mỹ đi xe Lexus nhiều hơn và người “đêm lẻ chẵn” tiếp tục trồng Ôliu dầu hỏa.

Suharto lật đổ tổng thống Sukarno và giết hơn nửa triệu người với lời hứa sẽ mang lại phồn vinh cho Indonesia. Ông cũng làm được đôi chút cho đất nước nhưng sau 21 năm cầm quyền, khuyên dân nghèo tiếp tục trồng Ôliu để ôm truyền thống, còn ông mua Lexus cho cả gia tộc với tài sản khổng lồ 35 tỷ đô la, gần gấp đôi dự trữ ngoại tệ của Việt nam (2009).

Triều đại Marcos ở Philippines cũng tương tự. Bà Marcos có bộ sưu tập 2000 đôi giầy để đi xe hơi sang trọng và dân Manila tiếp tục tưới cây trong tư dinh Tổng thống.

Trong xã hội không ít kẻ Lexus nhưng mang cành Ôliu bên mình để dụ dỗ đám người ít hiểu biết là anh ta yêu truyền thống, vì đất nước hay nô bộc của dân. Nô bộc không gánh nước tưới cây – nhà anh ta cũng chẳng có Ôliu.

Kẻ Lexus xúi bẩy người Ôliu hãy gắng lao động và một hôm nào đó anh ta lên xe, cài số và chuồn đi với số tiền khổng lồ của người trồng cây. Đó là kết cục bi thảm nhất của đất nước và thời đại.

Gìn giữ truyền thống Ôliu, nhưng vẫn mua Lexus, cắt bớt những cành cây sâu mọt, hiểu cho kỹ máy V6 của Lexus và độ tốn xăng của nó, đó chính là hướng đi tối ưu của một quốc gia trong thế giới phẳng vừa rộng lại vừa hẹp, thiên đường nhưng đầy cạm bẫy.

Lexus hay Ôliu mãi mãi là câu hỏi mà không có trả lời. Thế kỷ trước hay trăm năm sau cũng thế. Chỉ có người thông minh mới tìm ra con đường cho Lexus mà vẫn trồng được Ôliu. Đó cũng là thách thức với các nhà lãnh đạo ngày nay. Nông dân chỉ biết nghe theo các vị, bảo trồng cây thì trồng, hô hào sắm Lexus cũng OK, hoặc làm cả hai, họ vẫn “dạ”.

Riêng tôi mê xe hơi nên có tiền sẽ chọn Lexus. Ôliu để cho dân Jordan trồng, tôi lái Lexus sang đó mua về bán cho Lào hay Campuchia.

Hiệu Minh. 4-2009 

(Blog Hiệu Minh)
00:18 Unknown
Olive (Ô liu). Ảnh: Internet
Olive (Ô liu). Ảnh: Internet
HM Blog. Nhân chuyện trên mạng đang đồn đại về chiếc xe Lexus (dân đại gia gọi là lếch xù – mà đúng là định xù thật) mang biển trắng, biển xanh, mình nhớ ra bài viết tháng 4-2009 nhưng để trong xó. Đăng lên cho bà con xem.

Triết lý Ôliu và Lexus thật thú vị. Không ai có thể vừa ôm cây Ôliu vừa ngồi trong xe Lexus. Xe khó chuyển bánh và cây có thể đổ.

Thế hệ Ôliu

Nếu hỏi nhà thơ Trần Đăng Khoa có gì đáng nhớ, ai cũng có thể nói “Thần đồng thơ thế kỷ 20 của Việt Nam”. Bây giờ ông buồn vì đã trưởng thành vẫn phải “ì ạch mang cây thánh giá tuổi ấu thơ”. Cô vợ xinh đẹp của nhà thơ mong anh ấy là thần đồng thế kỷ 21, tiền nhuận bút sẽ nhiều hơn.

Trong các chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia, người ta thường khen chủ nhà,  Việt Nam là biểu tượng của thế kỷ 20 bởi ý chí kiên cường, bền bỉ, sáng suốt, biến “những điều không thể trở thành có thể” trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Nghe thật sướng tai.

Nhìn vào lịch, Việt nam đang ở thế kỷ 21!!! Được khen ở thế kỷ trước quả là hạnh phúc, giá tiếp tục là đỉnh cao trong kỷ nguyên này thì hay biết bao nhiêu.

Biểu tượng của quá khứ đã đè nặng lên đôi vai tương lai. Vì thế, cây Ôliu vẫn có người ôm. Nhưng suy nghĩ truyền thống hay quá khứ vẻ vang khó trụ lại được với thế hệ Lexus hiện đại và năng động vì qui luật tất yếu của hội nhập.

Cuối cùng, họ sẽ nhìn ra Lexus có vai trò lớn trong phát triển, đương nhiên cũng sẽ sắm cho mình một chiếc và đôi lúc về qua nhà tưới cây Ôliu. Chỉ có điều, họ làm chậm sự tiến bộ của bản thân, của gia đình, và nếu giữ trọng trách quốc gia thì ảnh hưởng đến cả một dân tộc. Cây Ôliu cũng còi đi ít nhiều.

Để giải quyết những suy nghĩ Ôliu, tốt nhất là họ nên đi ra ngoài học tập, mở mang đầu óc, thâm nhập sâu vào những xã hội tiến bộ, học những điều hay, tránh cái dở. Họ sẽ mang những kỹ thuật của động cơ xe Toyotta về bơm nước tưới cây Ôliu thì giá trị của “quá khứ, hiện tại và tương lai” sẽ có vai trò lớn trong phát triển.

Người Lexus

Nghe người ta viết về giá trị Mỹ, giấc mơ Mỹ, toàn cầu hóa, thế giới phẳng hay kể cả thế giới đại đồng thuở trước, ai cũng bị mê hoặc. Mỹ từ và thực tế khác nhau rất nhiều. Thất bại có, thành công có và không “hề hấn” cũng có, tùy theo anh ta đứng ở đâu.

Người mê Lexus chỉ thấy bề ngoài hào nhoáng của chiếc xe, nước sơn bóng loáng, GPS định vị toàn cầu đi đâu cũng có chỉ đường, nhạc du dương trên đường cao tốc với hai bên đường cây xanh ngát.

Nếu đi sâu thêm tìm hiểu sẽ thấy Lexus cũng nhiều vấn đề. Thay dầu sau mỗi 5000km với cả trăm đô la, đóng bảo hiểm, thay lốp hay bảo trì định kỳ, Lexus thành máy ngốn tiền. Đôi khi không biết lái nên phải thuê tài xế. Thỉnh thoảng, cha nội láu cá này báo mất phụ tùng, đi đường theo ý riêng và khi nổi cơn làm pan luôn chiếc xe. Dân mê bốn bánh nói, niềm hạnh phúc lớn lao khi mua được chiếc xe, nhưng niềm vui vô hạn lúc tống khứ nó đi.

Mua Lexus nhưng chưa hiểu về xe pháo là cạm bẫy. Thế hệ Lexus sẽ học thuộc bài sau khi biết biết hết tật của chiếc xe. Gia đình tổn thất vài chục ngàn đô la, với công ty đa quốc gia sẽ mất tỷ đô la và một chính phủ hiểu sai về Lexus sẽ là thảm họa cho kinh tế nước nhà. Chưa kể vì Lexus mà bằng mọi giá đạp lên đầu hàng triệu người để có thì cái giá tương lai sẽ là khôn lường.

Người quay về ôm cây Ôliu đáng nguyền rủa và hận cả giấc mơ Lexus. Kẻ khác cố liều, vượt khó khăn để tậu đời mới cho đến khi sạt nghiệp hoặc lên Mẹc.

Ôm Ôliu, mơ Lexus

Anh Hai Sài gòn ra cửa hàng thấy tivi 60 inch loại mới to đùng liền nghĩ kế xoay tiền, vay nặng lãi hay kể cả mở tạm két cơ quan, sắm luôn cho thằng cu mới đẻ một chiếc, sống “đã đời”, kệ hôm sau.

Chàng trí thức Hà nội, dù đủ tiền mua 3 chiếc tivi 60 inch nhưng vẫn lên mạng tìm hiểu, gọi điện hỏi bạn chán, nhờ kỹ sư điện tử Bách khoa đi 10 ngày, qua hàng chục cửa hàng rồi mới sắm chiếc tivi 37 inch dù rất mê loại lớn hơn.

Anh hai Sài gòn thuộc loại Lexus trong khi chàng trí thức Hà nội ôm Ôliu nhưng mơ Lexus. Trí thức Bắc Hà mua xe second hand để rồi đi đường ghé mắt sang “hàng xóm” Sài gòn trong khi Ôliu vườn nhà đã phôi pha.

Có người đã chán bà vợ già vô ích, nhưng vì tình xưa nghĩa cũ, không dám bỏ để đi theo em trong tiệm hớt tóc thanh nữ. Kết cục, nằm với bà già thì mơ chân dài, ở tiệm máy lạnh lại thấy thương cụ ở quê bị đỉa cắn giữa nắng hè.

Lexus (lếch xù). Ảnh: Internet
Lexus (lếch xù). Ảnh: Internet
Vừa ôm cái cũ vừa mơ cái mới, thụt thò không dám làm gì, chỉ làm tổn hại đến tiến trình phát triển. Với thế hệ “nửa nạc nửa mỡ” chán ngắt này, xã hội cũng đi lên theo kiểu ông từ vào đền. Vãn cảnh thích, nhưng bảo ở đó, xin vái ba nón. Vừa ăn thịt chó vừa cầu từ bi.

Đi Lexus, xui trồng Ôliu

Nước Mỹ muốn giá dầu hạ xuống. Họ có khá nhiều nơi có thể khoan giếng khai thác nhưng thấy thế giới còn nhiều chỗ khá hơn. Hoa Kỳ muốn dành kho báu quốc gia cho tương lai, gìn giữ môi trường và sang hàng xóm mua dầu.

Cao bồi Texas dụ anh chuyên buôn chợ trời “Một nghìn một đêm lẻ” Iraq, đuổi cổ Sadam Hussein xuống, biến nước đạo Hồi ngàn năm này thành dân chủ theo giấc mơ Mỹ. Khi thành công rồi thì họ sẽ khai thác dầu và giá xăng bên Mỹ từ 3$/gallon sẽ xuống 2$. Dân Mỹ đi xe Lexus nhiều hơn và người “đêm lẻ chẵn” tiếp tục trồng Ôliu dầu hỏa.

Suharto lật đổ tổng thống Sukarno và giết hơn nửa triệu người với lời hứa sẽ mang lại phồn vinh cho Indonesia. Ông cũng làm được đôi chút cho đất nước nhưng sau 21 năm cầm quyền, khuyên dân nghèo tiếp tục trồng Ôliu để ôm truyền thống, còn ông mua Lexus cho cả gia tộc với tài sản khổng lồ 35 tỷ đô la, gần gấp đôi dự trữ ngoại tệ của Việt nam (2009).

Triều đại Marcos ở Philippines cũng tương tự. Bà Marcos có bộ sưu tập 2000 đôi giầy để đi xe hơi sang trọng và dân Manila tiếp tục tưới cây trong tư dinh Tổng thống.

Trong xã hội không ít kẻ Lexus nhưng mang cành Ôliu bên mình để dụ dỗ đám người ít hiểu biết là anh ta yêu truyền thống, vì đất nước hay nô bộc của dân. Nô bộc không gánh nước tưới cây – nhà anh ta cũng chẳng có Ôliu.

Kẻ Lexus xúi bẩy người Ôliu hãy gắng lao động và một hôm nào đó anh ta lên xe, cài số và chuồn đi với số tiền khổng lồ của người trồng cây. Đó là kết cục bi thảm nhất của đất nước và thời đại.

Gìn giữ truyền thống Ôliu, nhưng vẫn mua Lexus, cắt bớt những cành cây sâu mọt, hiểu cho kỹ máy V6 của Lexus và độ tốn xăng của nó, đó chính là hướng đi tối ưu của một quốc gia trong thế giới phẳng vừa rộng lại vừa hẹp, thiên đường nhưng đầy cạm bẫy.

Lexus hay Ôliu mãi mãi là câu hỏi mà không có trả lời. Thế kỷ trước hay trăm năm sau cũng thế. Chỉ có người thông minh mới tìm ra con đường cho Lexus mà vẫn trồng được Ôliu. Đó cũng là thách thức với các nhà lãnh đạo ngày nay. Nông dân chỉ biết nghe theo các vị, bảo trồng cây thì trồng, hô hào sắm Lexus cũng OK, hoặc làm cả hai, họ vẫn “dạ”.

Riêng tôi mê xe hơi nên có tiền sẽ chọn Lexus. Ôliu để cho dân Jordan trồng, tôi lái Lexus sang đó mua về bán cho Lào hay Campuchia.

Hiệu Minh. 4-2009 

(Blog Hiệu Minh)

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Đa phần trẻ em Việt Nam từ nhỏ đã không được dạy về tình yêu thương động vật. Hình minh họa.
  Đa phần trẻ em Việt Nam từ nhỏ đã không được dạy về tình yêu thương động vật. Hình minh họa.

Đã 2560 năm kể từ khi Đức Phật nhập diệt. Suốt khoảng thời gian dài ấy, tưởng chừng ánh sáng văn minh của thế kỷ 21 đã chiếu rọi đến từng ngõ, đạo đức làm người được phổ cập đến từng ngách. Thế nhưng ở thời đại quái quỷ này, thanh niên Việt Nam ra đường hễ nhìn ai không vừa mắt là có thể lao vào chém giết, sẵn sàng bỏ mặc đồng loại đang thoi thóp trên đường, rặt một lối “sống chết mặc bay”. Quan chức nhà nước – thứ mà trong xã hội phong kiến được gán cái danh đầy trách nhiệm “quan phụ mẫu” thì lại làm việc vì tư lợi là chính. Đối với họ, những lý tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” thật là quá sức viển vông. Trong xã hội, con người giẫm đạp nhau, làm giàu trên xương máu đồng loại. Còn tôn giáo thì biến thành một thứ thần quyền, rặt một kiểu “xin cho”, chẳng khác chi một cái chợ. Xin mượn hai từ của cố nhà văn Nhật Tuấn để mô tả thời kỳ chúng ta đang sống: “đồ đểu”.

Nhiều đêm suy ngẫm về những việc ấy, tôi biết rốt cuộc tất cả cũng chỉ xoay quanh nhân quả. Bởi người Việt chúng ta đã gieo cái nhân méo mó, nên cũng chính người Việt phải nhận lại cái quả chẳng được ngọt lành ấy. Xin hãy đọc những dòng suy ngẫm của tôi để cùng nhau hiểu hơn về dân tộc chúng ta, mà chúng ta luôn tự hào là có “bốn ngàn năm văn hiến”.

Hậu quả của quan niệm sai lệch

Đa phần trẻ em Việt Nam từ nhỏ đã không được dạy về tình yêu thương động vật. Tôi có một đứa cháu gái gần 3 tuổi, mỗi khi thấy một loại động vật nào được mang về nhà là cháu lại hay hỏi “có ăn được không?”, bởi hàng ngày cháu thường được cha cháu nói “Để cha làm thịt nó cho con ăn nghen”. Hoặc khi cháu gặp chó mèo thì tự động cháu lại đấm đá xua đuổi, thay vì yêu thương nựng nịu. Sở dĩ cháu phản xạ như vậy là do cha mẹ cháu đã dạy cháu như vậy ở ngay lứa tuổi dễ uốn nắn nhất. Điều đó vô tình ảnh hưởng đến tính cách của cháu sau này. Hôm nọ, tôi có mua hai con cu gáy về nuôi thì đứa cháu gái lẽo đẽo theo sau, hỏi rằng “Con cu này làm gì vậy cậu? Sao cậu không làm thịt cho cháu ăn?” Tôi phải kiên trì giải thích với cháu rằng “Cậu không làm thịt mà cậu nuôi nó”. Nhưng dường như cháu không hiểu nổi tại sao phải nuôi nó, mà cứ lẩn quẩn hỏi về việc làm thịt nó. Đó chính là một cách dạy sai lầm của người lớn, khi tự động định hình tính hiếu sát mà không dạy việc phải biết yêu thương, bảo vệ động vật cho trẻ nhỏ.

Người Việt trong chừng hơn chục năm trở lại đây lạ lắm, hễ thứ thứ gì động đậy được là họ đều có thể…cho vào miệng hết. Và người ta khuyến khích lẫn nhau chuyện đó. Người Việt có câu cửa miệng “Không bổ ngang thì bổ dọc”, nghĩa là tất cả mọi thứ động vật nếu không bổ kiểu này thì sẽ bổ kiểu kia, và nếu không ăn được thì họ cũng…ngâm rượu để uống. Nhắc đến chuyện ngâm rượu, tôi lại nhớ chuyện ông chú họ tôi từ mấy năm trước. Khi nghe người ta đánh chết một con rắn cạp nong ngoài ruộng, ông liền phóng xe máy ra ngay để lấy về ngâm rượu. Hũ rượu được ngâm cấp kỳ ấy đã trở thành một chầu nhậu hoành tráng của chú và bạn hữu. Và hậu quả và tất cả phải được đưa ra trạm y tế xã để chích thuốc giải độc vì ngộ độc thực phẩm.

Cũng chính cái tư tưởng “không bổ ngang thì bổ dọc” ấy đã khiến không ít du khách nước ngoài ngán ngẩm nhìn người Việt ta như bọn man di mọi rợ.

Gieo nhân nào gặt quả nấy

Trong quá trình hình thành dải đất hình chữ S của nước Việt hiện đại, mà sử sách Việt Nam thường gọi một cách nhẹ nhàng là “tiến trình mở cõi”. Trên thực tế việc mở cõi ấy đã nhuộm không biết bao nhiêu xương máu của người Chiêm Thành, giống dân bản địa ở một dải tương ứng địa giới từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay. Chiến thuật của các vương triều Việt là tàm thực, tức là lấn dần theo kiểu tằm ăn lá dâu, rồi dùng vũ lực chiếm đất khi đủ điều kiện. Về việc gả công chúa Huyền Trần cho vua Chế Mân, sử thần Ngô Sĩ Liên đã chê trách trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:

“Ngày xưa Hán Cao Hoàng vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho thiền vu. Kết hôn với người không cùng giống nòi, các tiên nho đã từng chê trách, song dụng ý là muốn binh yên, dân nghỉ, thì còn có thể nói được. Nguyên Đế thì vì Hô Hàn sang chầu, xin làm rể nhà Hán, nên lấy nàng Vương Tường mà ban cho, cũng là có cớ. Còn như Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tín ở đâu”

Trong một dịp trà dư tửu hậu với một người bạn từ Pleiku xuống, anh bạn nói rằng “Chính quyền ưu tiên quyền lợi cho đồng bào thiểu số quá nhiều”. Tôi cười và nói với anh rằng “Chính người Kinh chúng ta bao đời nay đã cướp đoạt, lấn chiếm, ép họ bán rẻ đất đai. Giờ này cả một vùng Tây Nguyên, các sắc dân bản địa ấy đã trở thành thiểu số trước người Kinh chúng ta. Việc đồng bào thiểu số được nhận vài đồng trợ cấp hàng tháng chẳng có là gì so với những gì họ đã mất cả.” Tôi lại nghĩ đến nước Mỹ, ở đó họ có nhiều chính sách ưu đãi cho người da đỏ bản địa. Bởi trong thâm tâm người Mỹ luôn tâm niệm rằng người da đỏ vốn là chủ của mảnh đất hiện tại. Và những ưu ái hiện nay chính là để bù đắp những gì mà tổ tiên người da đỏ đã bị lấy mất. Chính sách ấy nếu được thực thi ở vùng các đồng bào thiểu số, theo tôi sẽ góp phần xóa bỏ thù hận sắc tộc đang ngày càng lên cao ở các khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc.

Anh bạn còn phàn nàn với tôi rằng “người đồng bào nay không còn chân thật như ngày xưa nữa”. Tôi bảo với anh rằng “Họ học người Kinh chúng ta đấy”. Tôi nhớ chừng hơn 10 năm trước lúc tôi còn lang bạt lên vùng đồng bào Chăm Hroi ở miền tây tỉnh Phú Yên và cao nguyên M'Đrăk thì đồng bào ở đây còn chân thật lắm. Thế nhưng càng ngày họ càng giống người Kinh đến…kinh dị. Bao nhiêu dối trá, lừa lọc, ngụy biện…, bao nhiêu tính xấu của người Kinh, bây giờ họ đều có cả. Và dĩ nhiên, đó cũng cách cách thức họ tồn tại trước những người Kinh đầy man trá kia.

Người Việt Nam cứ bảo người Tàu là xấu ác, quỷ quyệt, thế nhưng tôi thấy chính chúng ta cũng xấu và ác chẳng kém người Tàu. Ôi, cái thời đại quái quỷ gì đã khiến dân tộc tôi trở nên xấu ác, bạc nhược, hèn hạ đến thế này!

Sửa đổi bản thân là chìa khóa để tiến bộ

Lật lại huyền sử Việt, thì người Việt luôn tự nhận mình là dòng dõi từ phương Bắc, tức là Đế Minh, mà Đế Minh chính là cháu ba đời của Thần Nông - một trong những tổ tiên của người Hán. Như vậy thì người Việt và người Hán có chung gốc gác. Thế nhưng trong tư tưởng của người Hán thì người Việt cũng như các dân tộc phương Nam đều là con cháu của Xi Vưu, là loài “man di mọi rợ”. Trong khi đó thì người Miêu tự hào nhận mình là con cháu của Xi Vưu, chẳng thèm tranh luận bên nào mới chính là con cháu Thần Nông.

Trong quá trình di cư về phương Nam, người Việt cũng như các sắc dân nhỏ ở miền Hoa Nam đã chịu nhiều sức ép từ người Hán. Nước Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay không thể phủ nhận là một sự thần kỳ của lịch sử. Nước Việt Nam hiện đại đã không còn đồng văn, đồng chủng với người Hán như xưa nữa. Thế nhưng, nguy cơ Bắc thuộc một lần nữa lại nguy cấp hơn bao giờ hết. Nước Tàu hiện đại đã thực hiện thế trận bao vây cả trên đất liền lẫn trên biển, nền kinh tế Việt Nam bị thương lái Tàu lũng đoạn, phá nát. Nhiều doanh nghiệp Tàu làm ăn gian dối trên nước Việt, hủy hoại môi trường sống, bất chấp pháp luật Việt Nam, để lại một hiểm họa vô cùng đen tối trước mắt.

Chúng ta muốn độc lập, tự chủ, muốn thoát khỏi bóng dáng khổng lồ từ phương Bắc thì chính trước hết chúng ta phải hoàn thiện chính mình, mà quan trọng nhất là vấn đề đạo đức, nhân phẩm. Chúng ta căm ghét họ nhưng cũng xấu ác như họ thì có khác nào một giuộc như nhau.

Sửa chữa lại bản thân và giáo dục con cháu đi đúng phương hướng văn minh, trí thức là điều mà tôi tin người Việt ta có thể làm được!

Thiện Ngộ

* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

(VOA)
16:00 Unknown
Đa phần trẻ em Việt Nam từ nhỏ đã không được dạy về tình yêu thương động vật. Hình minh họa.
  Đa phần trẻ em Việt Nam từ nhỏ đã không được dạy về tình yêu thương động vật. Hình minh họa.

Đã 2560 năm kể từ khi Đức Phật nhập diệt. Suốt khoảng thời gian dài ấy, tưởng chừng ánh sáng văn minh của thế kỷ 21 đã chiếu rọi đến từng ngõ, đạo đức làm người được phổ cập đến từng ngách. Thế nhưng ở thời đại quái quỷ này, thanh niên Việt Nam ra đường hễ nhìn ai không vừa mắt là có thể lao vào chém giết, sẵn sàng bỏ mặc đồng loại đang thoi thóp trên đường, rặt một lối “sống chết mặc bay”. Quan chức nhà nước – thứ mà trong xã hội phong kiến được gán cái danh đầy trách nhiệm “quan phụ mẫu” thì lại làm việc vì tư lợi là chính. Đối với họ, những lý tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” thật là quá sức viển vông. Trong xã hội, con người giẫm đạp nhau, làm giàu trên xương máu đồng loại. Còn tôn giáo thì biến thành một thứ thần quyền, rặt một kiểu “xin cho”, chẳng khác chi một cái chợ. Xin mượn hai từ của cố nhà văn Nhật Tuấn để mô tả thời kỳ chúng ta đang sống: “đồ đểu”.

Nhiều đêm suy ngẫm về những việc ấy, tôi biết rốt cuộc tất cả cũng chỉ xoay quanh nhân quả. Bởi người Việt chúng ta đã gieo cái nhân méo mó, nên cũng chính người Việt phải nhận lại cái quả chẳng được ngọt lành ấy. Xin hãy đọc những dòng suy ngẫm của tôi để cùng nhau hiểu hơn về dân tộc chúng ta, mà chúng ta luôn tự hào là có “bốn ngàn năm văn hiến”.

Hậu quả của quan niệm sai lệch

Đa phần trẻ em Việt Nam từ nhỏ đã không được dạy về tình yêu thương động vật. Tôi có một đứa cháu gái gần 3 tuổi, mỗi khi thấy một loại động vật nào được mang về nhà là cháu lại hay hỏi “có ăn được không?”, bởi hàng ngày cháu thường được cha cháu nói “Để cha làm thịt nó cho con ăn nghen”. Hoặc khi cháu gặp chó mèo thì tự động cháu lại đấm đá xua đuổi, thay vì yêu thương nựng nịu. Sở dĩ cháu phản xạ như vậy là do cha mẹ cháu đã dạy cháu như vậy ở ngay lứa tuổi dễ uốn nắn nhất. Điều đó vô tình ảnh hưởng đến tính cách của cháu sau này. Hôm nọ, tôi có mua hai con cu gáy về nuôi thì đứa cháu gái lẽo đẽo theo sau, hỏi rằng “Con cu này làm gì vậy cậu? Sao cậu không làm thịt cho cháu ăn?” Tôi phải kiên trì giải thích với cháu rằng “Cậu không làm thịt mà cậu nuôi nó”. Nhưng dường như cháu không hiểu nổi tại sao phải nuôi nó, mà cứ lẩn quẩn hỏi về việc làm thịt nó. Đó chính là một cách dạy sai lầm của người lớn, khi tự động định hình tính hiếu sát mà không dạy việc phải biết yêu thương, bảo vệ động vật cho trẻ nhỏ.

Người Việt trong chừng hơn chục năm trở lại đây lạ lắm, hễ thứ thứ gì động đậy được là họ đều có thể…cho vào miệng hết. Và người ta khuyến khích lẫn nhau chuyện đó. Người Việt có câu cửa miệng “Không bổ ngang thì bổ dọc”, nghĩa là tất cả mọi thứ động vật nếu không bổ kiểu này thì sẽ bổ kiểu kia, và nếu không ăn được thì họ cũng…ngâm rượu để uống. Nhắc đến chuyện ngâm rượu, tôi lại nhớ chuyện ông chú họ tôi từ mấy năm trước. Khi nghe người ta đánh chết một con rắn cạp nong ngoài ruộng, ông liền phóng xe máy ra ngay để lấy về ngâm rượu. Hũ rượu được ngâm cấp kỳ ấy đã trở thành một chầu nhậu hoành tráng của chú và bạn hữu. Và hậu quả và tất cả phải được đưa ra trạm y tế xã để chích thuốc giải độc vì ngộ độc thực phẩm.

Cũng chính cái tư tưởng “không bổ ngang thì bổ dọc” ấy đã khiến không ít du khách nước ngoài ngán ngẩm nhìn người Việt ta như bọn man di mọi rợ.

Gieo nhân nào gặt quả nấy

Trong quá trình hình thành dải đất hình chữ S của nước Việt hiện đại, mà sử sách Việt Nam thường gọi một cách nhẹ nhàng là “tiến trình mở cõi”. Trên thực tế việc mở cõi ấy đã nhuộm không biết bao nhiêu xương máu của người Chiêm Thành, giống dân bản địa ở một dải tương ứng địa giới từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay. Chiến thuật của các vương triều Việt là tàm thực, tức là lấn dần theo kiểu tằm ăn lá dâu, rồi dùng vũ lực chiếm đất khi đủ điều kiện. Về việc gả công chúa Huyền Trần cho vua Chế Mân, sử thần Ngô Sĩ Liên đã chê trách trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:

“Ngày xưa Hán Cao Hoàng vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho thiền vu. Kết hôn với người không cùng giống nòi, các tiên nho đã từng chê trách, song dụng ý là muốn binh yên, dân nghỉ, thì còn có thể nói được. Nguyên Đế thì vì Hô Hàn sang chầu, xin làm rể nhà Hán, nên lấy nàng Vương Tường mà ban cho, cũng là có cớ. Còn như Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tín ở đâu”

Trong một dịp trà dư tửu hậu với một người bạn từ Pleiku xuống, anh bạn nói rằng “Chính quyền ưu tiên quyền lợi cho đồng bào thiểu số quá nhiều”. Tôi cười và nói với anh rằng “Chính người Kinh chúng ta bao đời nay đã cướp đoạt, lấn chiếm, ép họ bán rẻ đất đai. Giờ này cả một vùng Tây Nguyên, các sắc dân bản địa ấy đã trở thành thiểu số trước người Kinh chúng ta. Việc đồng bào thiểu số được nhận vài đồng trợ cấp hàng tháng chẳng có là gì so với những gì họ đã mất cả.” Tôi lại nghĩ đến nước Mỹ, ở đó họ có nhiều chính sách ưu đãi cho người da đỏ bản địa. Bởi trong thâm tâm người Mỹ luôn tâm niệm rằng người da đỏ vốn là chủ của mảnh đất hiện tại. Và những ưu ái hiện nay chính là để bù đắp những gì mà tổ tiên người da đỏ đã bị lấy mất. Chính sách ấy nếu được thực thi ở vùng các đồng bào thiểu số, theo tôi sẽ góp phần xóa bỏ thù hận sắc tộc đang ngày càng lên cao ở các khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc.

Anh bạn còn phàn nàn với tôi rằng “người đồng bào nay không còn chân thật như ngày xưa nữa”. Tôi bảo với anh rằng “Họ học người Kinh chúng ta đấy”. Tôi nhớ chừng hơn 10 năm trước lúc tôi còn lang bạt lên vùng đồng bào Chăm Hroi ở miền tây tỉnh Phú Yên và cao nguyên M'Đrăk thì đồng bào ở đây còn chân thật lắm. Thế nhưng càng ngày họ càng giống người Kinh đến…kinh dị. Bao nhiêu dối trá, lừa lọc, ngụy biện…, bao nhiêu tính xấu của người Kinh, bây giờ họ đều có cả. Và dĩ nhiên, đó cũng cách cách thức họ tồn tại trước những người Kinh đầy man trá kia.

Người Việt Nam cứ bảo người Tàu là xấu ác, quỷ quyệt, thế nhưng tôi thấy chính chúng ta cũng xấu và ác chẳng kém người Tàu. Ôi, cái thời đại quái quỷ gì đã khiến dân tộc tôi trở nên xấu ác, bạc nhược, hèn hạ đến thế này!

Sửa đổi bản thân là chìa khóa để tiến bộ

Lật lại huyền sử Việt, thì người Việt luôn tự nhận mình là dòng dõi từ phương Bắc, tức là Đế Minh, mà Đế Minh chính là cháu ba đời của Thần Nông - một trong những tổ tiên của người Hán. Như vậy thì người Việt và người Hán có chung gốc gác. Thế nhưng trong tư tưởng của người Hán thì người Việt cũng như các dân tộc phương Nam đều là con cháu của Xi Vưu, là loài “man di mọi rợ”. Trong khi đó thì người Miêu tự hào nhận mình là con cháu của Xi Vưu, chẳng thèm tranh luận bên nào mới chính là con cháu Thần Nông.

Trong quá trình di cư về phương Nam, người Việt cũng như các sắc dân nhỏ ở miền Hoa Nam đã chịu nhiều sức ép từ người Hán. Nước Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay không thể phủ nhận là một sự thần kỳ của lịch sử. Nước Việt Nam hiện đại đã không còn đồng văn, đồng chủng với người Hán như xưa nữa. Thế nhưng, nguy cơ Bắc thuộc một lần nữa lại nguy cấp hơn bao giờ hết. Nước Tàu hiện đại đã thực hiện thế trận bao vây cả trên đất liền lẫn trên biển, nền kinh tế Việt Nam bị thương lái Tàu lũng đoạn, phá nát. Nhiều doanh nghiệp Tàu làm ăn gian dối trên nước Việt, hủy hoại môi trường sống, bất chấp pháp luật Việt Nam, để lại một hiểm họa vô cùng đen tối trước mắt.

Chúng ta muốn độc lập, tự chủ, muốn thoát khỏi bóng dáng khổng lồ từ phương Bắc thì chính trước hết chúng ta phải hoàn thiện chính mình, mà quan trọng nhất là vấn đề đạo đức, nhân phẩm. Chúng ta căm ghét họ nhưng cũng xấu ác như họ thì có khác nào một giuộc như nhau.

Sửa chữa lại bản thân và giáo dục con cháu đi đúng phương hướng văn minh, trí thức là điều mà tôi tin người Việt ta có thể làm được!

Thiện Ngộ

* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

(VOA)
"Cái thể chế này nó thế!," Chúng ta nói, và khoanh tay chờ đợi. Chúng ta đợi một Lý Quang Diệu mới xuất hiện để bộ máy công quyền trơn tru hơn, đợi một Mẹ Theresia mới để lòng tử tế nảy nở trong cộng đồng, đợi một Martin Luther King mới để sự bình đẳng được lan truyền trong xã hội.

http://phapbao.org/wp-content/uploads/2016/05/phapbao.org-thay-%C4%91%E1%BB%95i.jpg
Hình minh họa
Những người cuối đường đua

Mỗi khi có dịp tới xem một cuộc chạy marathon, tôi thường không quan tâm lắm tới người vô địch và liệu anh ta có phá được kỷ lục này nọ hay không. Tôi thấy những người về chót thú vị hơn nhiều. Lần nào cũng vậy, khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời TV, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng. Tôi đứng ở ven đường để ngắm lòng quyết tâm đầy đau đớn của họ.

Thường khi họ rẽ vào khúc ngoặt cuối cùng dẫn tới đích thì các băng rôn đã được tháo xuống từ lâu, cũng không còn ai đứng ở vạch đích để bấm thời gian cho họ, và người xem cũng đã ra về gần hết rồi. Bám sát gót những người đang lê lết này là các nhân viên vệ sinh khua chổi quét đường.

Tôi không để ý tới những người về đầu vì họ là dân chuyên nghiệp, họ sinh ra để dẫn đầu, họ có tố chất để làm điều siêu phàm.

Những người về cuối thì hiểu rằng họ không có vai trò gì trong cái cuộc thi thố này. Họ chẳng đem lại vinh quanh cho ai, mà thất bại của họ cũng không làm ai mảy may quan tâm. Động cơ để họ cắn răng lê bước tiếp không phải là những gửi gắm của một tập thể, chẳng phải là danh dự của một quốc gia, hay danh tiếng của bản thân mà họ cần phải bảo vệ. Họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể là hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ.

Cái bướng bỉnh và điên rồ của những con người bình thường này có cái gì đó thật lôi cuốn tôi. Nó làm tôi liên tưởng tới câu chuyện mà tôi mới được biết về em bé 6 tuổi da đen Ruby Bridges - cũng là một cuộc chạy marathon, nhưng ở dạng khác.

Kẻ bướng bỉnh cô đơn

Vào cuối những năm 1950, bang New Orleans ở Mỹ đã xoá bỏ sự phân biệt mầu da ở các thư viện, trên xe buýt và ở các công viên công cộng, duy ở các trường học thì vẫn không. Năm 1960, một toà án liên bang ra quyết định bắt chính quyền bang này phải cho phép học sinh da đen tới các trường vốn dành cho da trắng. Ruby đăng ký học lớp Một ở một trường gần nhà. Em sẽ là học sinh da đen đầu tiên và duy nhất của trường vào năm đó.

Ngày nhập trường, bốn cảnh sát toà án liên bang hộ tống Ruby và mẹ em tới trường trong một chiếc xe limousine lớn. Đợi họ ở cổng trường là một đám đông da trắng giận dữ, gào thét, chửi rủa.

Xuống xe, hai cảnh sát đi trước, hai đi sau để bảo vệ, họ đi dọc những bức tường đầy vết cà chua và những dòng chữ thoá mạ. Một người đàn bà da trắng gào lên "Tao sẽ đầu độc mày, tao sẽ tìm được cách." Nhớ lại hành trình đi qua đám đông hung dữ đó, một cảnh sát liên bang nói về Ruby: "Em không khóc. Em không thút thít. Em chỉ xốc bước đi cùng, như một người lính bé nhỏ. Tất cả chúng tôi đều rất tự hào về em."

Cả ngày hôm đó, hai mẹ con không dám bước chân ra khỏi phòng hiệu trưởng. Qua vách kính, họ chứng kiến cảnh các phụ huynh da trắng xông vào trường và giận dữ kéo con mình ra ngoài.

Ngày hôm sau, cảnh sát lại hộ tống Ruby, đám đông da trắng lại gào thét ở cổng trường. Ám ảnh nhất với Ruby là hình ảnh một chiếc quan tài với một búp bê da đen nằm bên trong. Bên trong trường vắng tanh, không có một học sinh nào khác ngoài em. Toàn bộ các giáo viên cũng từ chối đứng lớp. Toàn bộ, trừ một cô giáo trẻ tên là Barbara Henry. Hôm đó, cô bắt đầu dạy bảng chữ cái, như trước một lớp học bình thường. Và trong một năm học đó, ngày này qua ngày khác, lớp chỉ có một thầy một trò.

http://spark.org.vn/wp-content/uploads/2014/11/Dang-Hoang-Giang.jpg
TS. Đặng Hoàng Giang
người gây bão trong
chương trình "60 phút Mở"

Đọc những dòng trên thật là dễ dàng, chỉ vài giây là xong. Nhưng chúng ta hãy dừng lại một chút để hình dung ra những gì mà Ruby và gia đình em đã trải qua. Một năm trời lủi thủi một mình, không có bạn chơi, một năm trời một đứa bé lớp một hứng chịu sự căm thù của người lớn.

Cái giá phải trả không phải chỉ là sự cô đơn và khủng bố tinh thần mà Ruby 6 tuổi phải trải qua hàng ngày. Bố Ruby bị đuổi việc vì sự cả gan của mình. Cửa hàng thực phẩm quen từ chối bán hàng cho mẹ em. Ngay cả ông bà của Ruby ở Mississipi cũng bị đuổi khỏi mảnh đất mà họ đã thuê để trồng trọt trong 25 năm qua, khi câu chuyện lan tới bang này.

Trong năm đó, mỗi ngày là một cơ hội để Ruby chuyển sang trường tiểu học khác, nơi các bạn da đen của em đang học với nhau, và cuộc sống sẽ trở lại bình thường, sẽ như cũ. Bố mẹ của Ruby không phải những người hoạt động xã hội hay tham gia chính trị gì. Với một đứa bé 6 tuổi, với một gia đình lao động nghèo và ít học, sự cám dỗ để bỏ cuộc lớn tới mức nào. Thật khó mà lý giải được sự bướng bỉnh và điên rồ của họ. Họ vẫn tiếp tục vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ. Vì "như cũ" không phải là điều họ muốn.

Chúng ta hay có xu hướng bám lấy những người siêu phàm, những người được cho rằng một tay thay đổi thế giới, mà bỏ qua câu chuyện của những kẻ người trần mắt thịt như chính bản thân chúng ta, những người lê lết đau đớn ở cuối đoàn marathon, những người như em Ruby.

Chúng ta bị thu hút bởi những người xuất chúng và nổi tiếng, chúng ta dễ rơi vào tâm lý chờ đợi, phó thác. "Cái thể chế này nó thế!," Chúng ta nói, và khoanh tay chờ đợi. Chúng ta đợi một Lý Quang Diệu mới xuất hiện để bộ máy công quyền trơn tru hơn, đợi một Mẹ Theresia mới để lòng tử tế nảy nở trong cộng đồng, đợi một Martin Luther King mới để sự bình đẳng được lan truyền trong xã hội.

Dạng tâm lý này không chỉ đặc trưng cho những việc ngoài xã hội. Với cuộc sống riêng của chúng ta, ta cũng xử sự như vậy.

Khi Ruby lên lớp hai, em không cần cảnh sát liên bang hộ tống nữa. Không còn đám đông la ó trước cổng trường nữa. Trẻ em da trắng lại tới trường, cùng với Ruby và thậm chí cả vài học sinh da đen khác nữa.

Điểm chung của cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành động vì họ cho rằng họ cần làm như vậy, không phải vì có người khác nhìn vào họ, trông chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ. Họ không đại diện cho ai cả, và có lẽ sự kiên cường của họ đến từ điểm này. Những cuộc marathon bướng bỉnh và điên rồ của những con người bé nhỏ, nếu may mắn như trong trường hợp của Ruby thì được nhắc tới trong một chú thích bé tí của lịch sử, nhưng phần lớn xảy ra âm thầm, không ai biết tới.

Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay đổi trong xã hội.

Đặng Hoàng Giang
Phó giám đốc CECODES - Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển

(VNN)
04:00 Unknown
"Cái thể chế này nó thế!," Chúng ta nói, và khoanh tay chờ đợi. Chúng ta đợi một Lý Quang Diệu mới xuất hiện để bộ máy công quyền trơn tru hơn, đợi một Mẹ Theresia mới để lòng tử tế nảy nở trong cộng đồng, đợi một Martin Luther King mới để sự bình đẳng được lan truyền trong xã hội.

http://phapbao.org/wp-content/uploads/2016/05/phapbao.org-thay-%C4%91%E1%BB%95i.jpg
Hình minh họa
Những người cuối đường đua

Mỗi khi có dịp tới xem một cuộc chạy marathon, tôi thường không quan tâm lắm tới người vô địch và liệu anh ta có phá được kỷ lục này nọ hay không. Tôi thấy những người về chót thú vị hơn nhiều. Lần nào cũng vậy, khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời TV, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng. Tôi đứng ở ven đường để ngắm lòng quyết tâm đầy đau đớn của họ.

Thường khi họ rẽ vào khúc ngoặt cuối cùng dẫn tới đích thì các băng rôn đã được tháo xuống từ lâu, cũng không còn ai đứng ở vạch đích để bấm thời gian cho họ, và người xem cũng đã ra về gần hết rồi. Bám sát gót những người đang lê lết này là các nhân viên vệ sinh khua chổi quét đường.

Tôi không để ý tới những người về đầu vì họ là dân chuyên nghiệp, họ sinh ra để dẫn đầu, họ có tố chất để làm điều siêu phàm.

Những người về cuối thì hiểu rằng họ không có vai trò gì trong cái cuộc thi thố này. Họ chẳng đem lại vinh quanh cho ai, mà thất bại của họ cũng không làm ai mảy may quan tâm. Động cơ để họ cắn răng lê bước tiếp không phải là những gửi gắm của một tập thể, chẳng phải là danh dự của một quốc gia, hay danh tiếng của bản thân mà họ cần phải bảo vệ. Họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể là hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ.

Cái bướng bỉnh và điên rồ của những con người bình thường này có cái gì đó thật lôi cuốn tôi. Nó làm tôi liên tưởng tới câu chuyện mà tôi mới được biết về em bé 6 tuổi da đen Ruby Bridges - cũng là một cuộc chạy marathon, nhưng ở dạng khác.

Kẻ bướng bỉnh cô đơn

Vào cuối những năm 1950, bang New Orleans ở Mỹ đã xoá bỏ sự phân biệt mầu da ở các thư viện, trên xe buýt và ở các công viên công cộng, duy ở các trường học thì vẫn không. Năm 1960, một toà án liên bang ra quyết định bắt chính quyền bang này phải cho phép học sinh da đen tới các trường vốn dành cho da trắng. Ruby đăng ký học lớp Một ở một trường gần nhà. Em sẽ là học sinh da đen đầu tiên và duy nhất của trường vào năm đó.

Ngày nhập trường, bốn cảnh sát toà án liên bang hộ tống Ruby và mẹ em tới trường trong một chiếc xe limousine lớn. Đợi họ ở cổng trường là một đám đông da trắng giận dữ, gào thét, chửi rủa.

Xuống xe, hai cảnh sát đi trước, hai đi sau để bảo vệ, họ đi dọc những bức tường đầy vết cà chua và những dòng chữ thoá mạ. Một người đàn bà da trắng gào lên "Tao sẽ đầu độc mày, tao sẽ tìm được cách." Nhớ lại hành trình đi qua đám đông hung dữ đó, một cảnh sát liên bang nói về Ruby: "Em không khóc. Em không thút thít. Em chỉ xốc bước đi cùng, như một người lính bé nhỏ. Tất cả chúng tôi đều rất tự hào về em."

Cả ngày hôm đó, hai mẹ con không dám bước chân ra khỏi phòng hiệu trưởng. Qua vách kính, họ chứng kiến cảnh các phụ huynh da trắng xông vào trường và giận dữ kéo con mình ra ngoài.

Ngày hôm sau, cảnh sát lại hộ tống Ruby, đám đông da trắng lại gào thét ở cổng trường. Ám ảnh nhất với Ruby là hình ảnh một chiếc quan tài với một búp bê da đen nằm bên trong. Bên trong trường vắng tanh, không có một học sinh nào khác ngoài em. Toàn bộ các giáo viên cũng từ chối đứng lớp. Toàn bộ, trừ một cô giáo trẻ tên là Barbara Henry. Hôm đó, cô bắt đầu dạy bảng chữ cái, như trước một lớp học bình thường. Và trong một năm học đó, ngày này qua ngày khác, lớp chỉ có một thầy một trò.

http://spark.org.vn/wp-content/uploads/2014/11/Dang-Hoang-Giang.jpg
TS. Đặng Hoàng Giang
người gây bão trong
chương trình "60 phút Mở"

Đọc những dòng trên thật là dễ dàng, chỉ vài giây là xong. Nhưng chúng ta hãy dừng lại một chút để hình dung ra những gì mà Ruby và gia đình em đã trải qua. Một năm trời lủi thủi một mình, không có bạn chơi, một năm trời một đứa bé lớp một hứng chịu sự căm thù của người lớn.

Cái giá phải trả không phải chỉ là sự cô đơn và khủng bố tinh thần mà Ruby 6 tuổi phải trải qua hàng ngày. Bố Ruby bị đuổi việc vì sự cả gan của mình. Cửa hàng thực phẩm quen từ chối bán hàng cho mẹ em. Ngay cả ông bà của Ruby ở Mississipi cũng bị đuổi khỏi mảnh đất mà họ đã thuê để trồng trọt trong 25 năm qua, khi câu chuyện lan tới bang này.

Trong năm đó, mỗi ngày là một cơ hội để Ruby chuyển sang trường tiểu học khác, nơi các bạn da đen của em đang học với nhau, và cuộc sống sẽ trở lại bình thường, sẽ như cũ. Bố mẹ của Ruby không phải những người hoạt động xã hội hay tham gia chính trị gì. Với một đứa bé 6 tuổi, với một gia đình lao động nghèo và ít học, sự cám dỗ để bỏ cuộc lớn tới mức nào. Thật khó mà lý giải được sự bướng bỉnh và điên rồ của họ. Họ vẫn tiếp tục vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ. Vì "như cũ" không phải là điều họ muốn.

Chúng ta hay có xu hướng bám lấy những người siêu phàm, những người được cho rằng một tay thay đổi thế giới, mà bỏ qua câu chuyện của những kẻ người trần mắt thịt như chính bản thân chúng ta, những người lê lết đau đớn ở cuối đoàn marathon, những người như em Ruby.

Chúng ta bị thu hút bởi những người xuất chúng và nổi tiếng, chúng ta dễ rơi vào tâm lý chờ đợi, phó thác. "Cái thể chế này nó thế!," Chúng ta nói, và khoanh tay chờ đợi. Chúng ta đợi một Lý Quang Diệu mới xuất hiện để bộ máy công quyền trơn tru hơn, đợi một Mẹ Theresia mới để lòng tử tế nảy nở trong cộng đồng, đợi một Martin Luther King mới để sự bình đẳng được lan truyền trong xã hội.

Dạng tâm lý này không chỉ đặc trưng cho những việc ngoài xã hội. Với cuộc sống riêng của chúng ta, ta cũng xử sự như vậy.

Khi Ruby lên lớp hai, em không cần cảnh sát liên bang hộ tống nữa. Không còn đám đông la ó trước cổng trường nữa. Trẻ em da trắng lại tới trường, cùng với Ruby và thậm chí cả vài học sinh da đen khác nữa.

Điểm chung của cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành động vì họ cho rằng họ cần làm như vậy, không phải vì có người khác nhìn vào họ, trông chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ. Họ không đại diện cho ai cả, và có lẽ sự kiên cường của họ đến từ điểm này. Những cuộc marathon bướng bỉnh và điên rồ của những con người bé nhỏ, nếu may mắn như trong trường hợp của Ruby thì được nhắc tới trong một chú thích bé tí của lịch sử, nhưng phần lớn xảy ra âm thầm, không ai biết tới.

Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay đổi trong xã hội.

Đặng Hoàng Giang
Phó giám đốc CECODES - Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển

(VNN)
tin mới du lịch cô tô tin mới cửa lưới chống muỗi cửa lưới chống muỗi tự cuốn thi công nội thất thiết kế nội thất loa đám cưới nhà nghỉ cô tô âm thanh hội trường báo online phiếu giảm giá gai goi ha noi gai goi sai gon gai goi cao cap gai goi cao cap ha noi gái gọi trần duy hưng gái gọi mỹ đình gái gọi kim liên chùa bộc danh sách gái gọi gái gọi cao cấp hà nội gái gọi sài gòn gái gọi hà nội gái gọi hà nội