Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Posted by jinson on 16:00 No comments
Đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc tiến đến tại Đại lễ đường nhân dân trước phiên họp bế mạc của hội nghị đại biểu toàn quốc ngày 16 tháng 3, 2016 tại Bắc Kinh, Trung quốc. (Lintao Zhang/Getty Images)
Đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc tiến đến tại Đại lễ đường nhân dân trước phiên họp bế mạc của hội nghị đại biểu toàn quốc ngày 16 tháng 3, 2016 tại Bắc Kinh, Trung quốc. (Lintao Zhang/Getty Images)
Hai cận thần của các tướng quân đội về hưu quyền lực vừa mới bị bắt gần đây, theo các tờ báo tiếng Hoa hải ngoại, một động thái theo cùng một mô-típ của các vụ bắt bớ chính trị trước kia, có thể đẩy nhanh việc mở cuộc điều tra đối với cựu lãnh đạo của họ và báo trước cáo trạng của nhân vật bố già lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân.

Ngày 20 tháng 5, thiếu tướng Liệu Tích Tuấn (Liao Xijun) đã bị bắt, theo nhiều nguồn tin tiết lộ cho ấn bản tiếng Hoa của World Journal và Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, một nhật báo tiếng Anh. Động thái này được phê chuẩn bởi cơ quan công tố của Quân ủy trung ương- cơ quan giám sát quân sự cao nhất của chế độ-và tổng tư lệnh đồng thời là chủ tịch Đảng Tập Cận Bình, các bài báo cho biết. Các điều tra viên đã đột kích vào cơ ngơi của Liệu và tịch thu tài sản có giá trị ước tính 37 triệu nhân dân tệ (khoảng 5.6 triệu đô la).

Một tuần sau đó, World Journal tường thuật Thiếu tướng Chu Tân Kiến (Zhu Xinjian), gần đây là thành viên của Ủy ban khoa học và công nghệ của Quân ủy trung ương, đã bị đặt dưới tình trạng “song quy”, một thủ tục kỷ luật nội bộ khắc nghiệt của Đảng nhằm lấy lời khai của các cán bộ.

Việc bắt giữ Liệu Tích Tuấn và Chu Tân Kiến là đánh chú ý bởi vì họ có liên hệ chặt chẽ với hai quan chức hàng đầu của quân đội. Liệu Tích Tuấn là em trai của cựu Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần Liệu Tích Long (Liao Xilong), trong khi đó Chu Tân Kiến từng là thư ký của người đứng đầu Tổng cục vũ khí quân đội Lý Kế Nại (Li Jinai).

Lần lượt, hai quan chức quân đội cấp cao nói trên là đồng minh chính trị lâu năm của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng.

Xây dựng quyền lực

Trong chế độ Trung Cộng, có một sự không tương thích giữa vị trí chính thức và quyền lực – quyền lực mang tính cá nhân cao và không bị ràng buộc bởi thể chế hay hiến pháp.

Là một người xuất thân từ dân sự không có quan hệ nào trong quân đội, Giang đã phải dành hơn 1 thập kỷ sau khi chính thức trở thành người đứng đầu Quân ủy trung ương để nuôi dưỡng vây cánh và tái cơ cấu các bộ phận để cũng cổ quyền lực của ông ta trong quân đội và khiến tổ chức này tuân theo ý muốn của mình.

Liệu Tích Long và Lý Kế Nại đã thề trung thành với Giang, và Giang trông nom để họ đã có sự nghiệp quân sự tươi sáng.

Liệu Tích Long (CCTV)
Liệu Tích Long (CCTV)
Trong một hội nghị chính trị quan trọng vào năm 2002, Giang thăng chức cho Liệu trở thành người đứng đầu Tổng cục hậu cần, một trong những bộ phận chính của quân đội Trung Quốc. Lý Kế Nại trở thành người đứng đầu Tổng cục vũ khí quân đội, một cánh tay được tạo thành bởi Giang bốn năm trước đó nhằm làm suy yếu vai trò của 3 Tổng cục khác và củng cố sự kiểm soát của mình trong Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA).

Lý Kế Nại (CCTV)
Lý Kế Nại (CCTV)
Liệu và Lý dường như được hưởng lợi với việc nhận được vị trí quan trọng tương ứng trong quân đội bởi vì họ đóng vai trò tích cực trong việc tăng cường và duy trì chiến dịch đàn áp đối với Pháp Luân Công của Giang, một chiến dịch vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc.

Gài bẫy chính trị

Vào năm 1999, Giang Trạch Dân phát động tiêu diệt Pháp Luân Công, một môn khí công truyền thống chủ trương tuân theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Trong một bức thư đầy giận dữ gửi các lãnh đạo đồng minh vào tháng 4, ông ta miêu tả Pháp Luân Công như là ” sự cố chính trị nghiêm trọng nhất” kể từ cuộc biểu tình Thiên An Môn một thập kỷ trước đó.

Bằng mọi sự đánh giá, cộng đồng người mà ông ta đặt mục tiêu loại bỏ là rất lớn và chiếm một phần quan trọng trong vốn liếng của xã hội.

Một cuộc điều tra của Đảng cho thấy 70 triệu người đủ mọi lứa tuổi và nghề nghiệp luyện tập Pháp Luân Công, theo Hao Fengjun, một cựu sĩ quan công an xuất ngũ, trò chuyện với phóng viên Ethan Gutmann. Wang Youqun, thư ký của cựu Ủy viên ủy ban kỷ luật nội bộ Đảng và Ủy viên thường vụ bộ chính trị Úy Kiện Hành (Wei Jianzing), thường tập năm bài công pháp của Pháp Luân Công tại nơi làm việc và mang một chiếc ve áo có biểu tưởng Pháp  Luân tại các cuộc họp của Đảng.

Yêu cầu đàn áp Pháp Luân Công của Giang đã không đạt được đồng thuận đa số của những người đứng đầu. “6 trong 7 ủy viên bộ chính trị đã phản đối khi đề cập đến việc đàn áp Pháp Luân Công”. Tân Tử Lăng (Xin Ziling), một cựu quan chức quốc phòng có quan hệ chặt chẽ với các cán bộ cấp cao và tầm trung, đã cho Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) biết trong một bài phỏng vấn tháng 4 năm 2015. Tân Đường Nhân và Đại Kỷ Nguyên là 2 công ty trực thuộc Tập đoàn truyền thông Epoch Media.

Giang tìm kiếm sự giúp đỡ từ tư lệnh quân khu Thành Đô Liệu Tích Long, một quan chức đầy tham vọng. Cảm nhận được cơ hội thăng tiến, Liệu giám sát việc chế tác các tài liệu gán cho các học viên Pháp Luân Công cái nhãn “tham gia làm chính trị” và âm mưu “lật đổ Đảng”. Giang dã sử dụng các tài liệu này để ép thông qua chiến dịch của ông ta, gây ra một cuộc đàn áp theo kiểu Cách mạng văn hóa lên Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Tin này có được từ một phóng viên tiết lộ cho Đại Kỷ Nguyên, người này đã lấy được tin từ một nguồn trong Quân khu Thành đô vào năm 2007.

Chiến địch đen tối

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã kéo dài gần 17 năm. Theo Minhhui.org, một nguồn tin trung thực và cập nhập nhanh nhất về cuộc đàn áp, trên 3900 học viên Pháp Luân công đã bị giết vì tra tấn và lạm dụng. Hàng trăm nghìn học viên khác đã bị giam giữ theo nhiều cách khác nhau.

Giang đã duy trì được sự leo thang của chiến dịch mang tính cá nhân này bởi vì ông ta hứa sẽ mang đến vị trí cao và tiền bạc cho các quan chức đóng vai trò tích cực trong việc bắt bớ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công nhằm buộc họ từ bỏ đức tin của mình. “Anh phải cho thấy anh đã sắt đá thế nào trong việc xử lý Pháp Luân Công…đó sẽ là vốn liếng chính trị của anh”, đó là lời Giang đã nói với Ủy viên Bộ Chính trị đầy tham vọng Bạc Hy Lai, theo lời của Khương Duy Bình, một nhà báo lâu năm tại Trung Quốc.

Từ Tổng cục vũ khí quân đội, Lý Kế Nại thẳng tiến tới cơ quan sáng giá nhất Tổng cục chính trị, và cuối cùng đã trở thành người đứng đầu Phòng 610, một cơ quan nằm ngoài pháp luật theo kiểu Gestapo chuyên giám sát việc tra tấn học viên Pháp Luân Công.

Trong giai đoạn Liệu Tích Long đứng đầu Tổng cục hậu cần, các bệnh viện quân đội mà cơ quan của ông này giám sát dường như có dấu hiệu dính líu đến các chiến dịch đen tối và ghê tởm.

Phát biểu với một điều tra viên bí mật của Tổ chức phi chính phủ nhằm điều tra về cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 10 năm 2014, Lương Quang Liệt (Liang Guanglie) – Cựu Bộ trưởng quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng – cho biết Tổng cục hậu cần dính liú đến việc mua bán nội tạng lấy từ người còn sống.

Bạch Thư Trung (Bai Shuzhong), cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, năm ngoái cho một điều tra viên bí mật về nhân quyền biết “Chủ tịch Giang…đã đưa ra một hướng dẫn.. để bán thận và tiến hành phẫu  thuật”, và cho biết thêm cơ quan của ông ta đã tiến hành “rất nhiều việc đàn áp Pháp Luân Công” sau khi “Chủ tịch Giang ban hành chỉ thị”.

“Chúng tôi chỉ đạo trực tiếp các Đại học Quân y, họ liên kết trực tiếp với Cơ quan hậu cần của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, và họ nhận được các chỉ thị lặp đi lặp lại, bởi vì lúc đó Giang quan tâm rất nhiều tới vấn đề này, nhấn mạnh rất nhiều tới vấn đề này”. Ông Bạch cho biết.

Những người thổi còi phơi bày nạn cướp nội tạng sống vào năm 2006, và các nhà nghiên cứu từ đó kết luận rằng hàng trăm nghìn nạn nhân – phần lớn là học viên Pháp Luân Công – đã bị giết để thu hoạch nội tạng từ năm 2000.

Cuộc thanh trừng chính thức

Tuy vậy, khi mà một cuộc biến động về chính trị không ngờ đến xảy ra ở Trung Quốc, nhiều kẻ đàn áp thình lình trở thành người ngồi sau song sắt.

Vương Lập Quân, nguyên cảnh sát trưởng Trùng Khánh và là cánh tay phải của Bạc Hy Lai, đã cố gắng đào tẩu vào Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô và tiết lộ cho người Mỹ một âm mưu đảo chính do Bạc và Chu Vĩnh Khanh, trùm an ninh khi đó, dự định gây ra với lãnh đạo sắp đăng quang Tập Cận Bình. Vương đã bị bắt sau khi việc đào tẩu bị [người Mỹ] từ chối, và Bạc bị thanh trừng ngay sau đó.

Ông Tập đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng ngay sau khi kế nhiệm Hồ Cẩm Đảo làm chủ tịch Đảng, lần lượt, rất nhiều đồng minh của Giang và tâm phúc của ông ta bị điều tra và giam giữ.  Một trong những cái tên đáng chú ý nhất là Lý Đông Sinh, cựu lãnh đạo Phòng 610, tướng Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng; đặc biệt là nhân vật đầy quyền lực trong Đảng và được xem là không thể đụng tới – Chu Vĩnh Khang.

Tai ương dồn dập xảy đến như những dấu hiệu báo trước đối với kết cục cuối cùng của Chu. Trợ lý cũ của ông ta đã bị bắt trước khi cuộc điều tra chính thức đối với cá nhân ông ta được công bố và các báo cáo chính trị Hồng Kông liên tục đồn đoán rằng Cơ quan kỷ luật nội bộ của Đảng đang thu thập chứng cứ chống lại ông ta.

Chuyện đang xảy ra với Liệu Tích Long phản chiếu lại cuộc thanh trừng từng xảy ra đối với Chu Vĩnh Khang. Em trai ông ta, Liệu Tích Quân, được cho biết đang bị quản thúc, cũng như con gái nuôi và tình nhân của ông ta, theo ấn phẩm tiếng hoa của tờ báo Đức Deutsche Welle.

Trong tháng 3, các ấn phẩm tiếng Hoa hải ngoại cho biết Liệu đã giao nộp cho một đơn vị kỷ luật của quân đội hơn 40 triệu Nhân dân tệ (khoảng 6 triệu Đô la ) trong một “nguồn quỹ ám muội” mà ông ta đã tích lũy trong giai đoạn mười năm.

Chuyển giao quyền lực

Gần đây, Tập Cận Bình có vẻ như đang có đột phá trong việc thành lập một cuộc điều tra chống lại Giang Trạch Dân và làm suy yếu ảnh hưởng của ông ta.

Việc bắt giữ Liệu Tích Long và Lý Kế Nại hỗ trợ tăng tốc các cuộc điều tra vào Thượng Hải, thành trì lâu năm của Giang. Các điều tra viên của cơ quan kỷ luật nội bộ Đảng gần đây kết thúc một cuộc càn quét kéo dài 2 tháng vào 28 cơ quan (trong đó có rất nhiều liên quan đến các thành viên của gia đình Giang) tại Thượng Hải. Và vào năm 2015, các điều tra viên dò xét các công ty nhà nước lớn kiểm soát bởi Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang, con trai cả và con trai thứ của Giang Trạch Dân. Việc dò xét các thành viên gia đình của cựu lãnh đạo Đảng là rất hiếm, và là một dấu hiệu khác cho thấy Tập có thể cuối cùng sẽ “chĩa súng vào đầu Giang”.

Một sự thay đổi lớn trong quân đội gần đây đã cho phép Tập dỡ bỏ ảnh hưởng lâu năm của Giang và thay thế [tay chân của Giang] với các đồng minh của mình.

Vào tháng 1, Tập giải tán Tổng cục hậu cần và Tổng cục vũ khí quân đội, thế chỗ của chúng là Tổng cục hỗ trợ hậu cần và Tổng cục phát triển trang thiết bị quân sự. Tập bổ nhiệm Triệu Khắc Thạch (Zhao Keshi) và Trương Hựu Hiệp (Zang Youxia), hai tướng trung thành của mình thành người điều hành tương ứng với hai đơn vị mới.

Tác giả: Larry Ong, Epoch Times | Dịch giả: Anh Hoàng

(Việt Đại Kỷ Nguyên)
Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

tin mới du lịch cô tô tin mới cửa lưới chống muỗi cửa lưới chống muỗi tự cuốn thi công nội thất thiết kế nội thất loa đám cưới nhà nghỉ cô tô âm thanh hội trường báo online phiếu giảm giá gai goi ha noi gai goi sai gon gai goi cao cap gai goi cao cap ha noi gái gọi trần duy hưng gái gọi mỹ đình gái gọi kim liên chùa bộc danh sách gái gọi gái gọi cao cấp hà nội gái gọi sài gòn gái gọi hà nội gái gọi hà nội