Bức tranh gốc TQ có tên "Học tập, ứng dụng tư tưởng triết học Mao Chủ tịch |
Vậy, sự thể thế nào?
Trong thâm tâm, chúng tôi rất mong muốn lý giải của VTV và báo Quân đội nhân dân là đúng. Tuy nhiên, rất tiếc, nếu nhìn nhận khách quan, thì theo chúng tôi, ít nhất có 6 chứng cứ chống lại VTV và báo QĐND:
Tranh sau khi đã được sửa lại làm cổ động cho an toàn lao động bạn đọc phát hiện được treo tại Cần Thơ 2010 |
1.PHONG CÁCH TRANH: Tranh CĐTQ từ trước tới nay đều đi theo một phong cách nhất quán, đó là vẽ công phu, chi tiết, màu sắc như tranh sơn dầu, thể hiện rõ không gian ba chiều, hình khối như thật (gần giống tranh cổ động của Triều Tiên), nhiều bức giống ảnh chụp. Trong khi tranh CĐVN lại thiên về đường nét, nhiều mảng màu sặc sỡ, đối chọi nhau, dùng màu sắc và tương phản sáng tối để tạo hình khối...(Ai là Hoạ sĩ, sẽ dễ dàng nhận thấy điều này)
Cận cảnh tranh sau khi đã được chỉnh sửa |
2.NHÂN CHỦNG HỌC: Con người trong bức tranh được thể hiện với nước da đỏ au, gương mặt phương phi, sống mũi cao, thẳng, lông mày sâu róm đen rậm, mắt một mí hơi nặng (rõ nhất là người nữ giới) cười phô hàm răng trắng...mang nét của người Trung Quốc, hoặc Triều Tiên. (Bạn đọc so sánh với một vài bức CĐTQ khác sẽ thấy rất rõ).
Tranh cổ động của Triều Tiên cách vẽ giống TQ |
Tranh cổ đông TQ cùng phong cách Anh công nhân đang giơ cao "trước tác" bìa dỏ của Mao |
3.TRANG PHỤC: Trang phục quần áo, mũ trong tranh cũng mang đặc trưng rất Trung Quốc, đặc biệt là bộ quần áo màu xanh chàm, và chiếc mũ vải lưỡi trai. Tranh có 3 nhân vật: 1.Người nam cầm mũi khoan, mặc chiếc quần đeo bảo hộ, (chắc là công nhân cơ khí); 2.Người nữ trang phục màu xanh lơ, đội mũ trùm, cầm cuốn sổ ngoài bìa có mấy chữ "Thí nghiệm ký lục" ("Nhật ký thí nghiệm"-có vẻ như là y sĩ?); 3.Người nam còn lại áo sơ-mi (không mặc áo bảo hộ lao động), một tay cầm cuốn sách có tên "Năm bài học tư tưởng triết học Mao Chủ tịch", tay kia giơ hai ngón như giảng giải (có vẻ là người đại diện cho giới trí thức hoặc lãnh đạo?). Người này mặc áo sơ mi màu xanh chàm, đội loại mũ vải lưỡi trai rất phổ biến ở Trung Quốc, mà sinh thời Mao vẫn thường đội. Vậy, nếu bức tranh này vốn của một hoạ sĩ Việt Nam, thì họ vẽ "anh chàng này" là ai? Công nhân Việt Nam không mặc áo sơ mi như vậy. Trí thức Việt Nam cũng đâu có đội mũ như vậy? Ấy là chưa nói đến chuyện công nhân cơ khí Việt Nam đã đội mũ nhựa có lưỡi trai từ lâu lắm rồi, đâu còn đội chiếc mũ vải như cách đây nửa thế kỷ nữa? (điều này cũng đã được các hoạ sĩ thể hiện lên tranh cổ động Việt Nam cách nay hàng chục năm).
Lại là sách bìa đỏ của Mao |
4.CUỐN SÁCH MÀU ĐỎ: Trong bức tranh "Học tập, ứng dụng tư tưởng triết học Mao Chủ tịch", người trí thức cầm cuốn sách màu đỏ, chữ vàng có tên "Năm bài học tư tưởng triết học Mao Chủ tịch". Chi tiết trong bức tranh này hoàn toàn mang tính tả thực, vì cuốn sách bìa đỏ chữ vàng (tượng trưng cho cách mạng TQ) được "Nhân dân xuất bản xã" ấn hành năm 1970, thì đến năm 1971 ra đời bức tranh CĐTQ "Học tập, ứng dụng tư tưởng triết học Mao Chủ tịch". (Lưu ý: Rất nhiều tranh CĐTQ cùng thời vẽ hình ảnh những người giơ cao cuốn sách bìa đỏ, mang dòng chữ "Mao Chủ tịch ngũ thiên triết học trước tác" này).
"Sách đỏ" của Mao, dân Tàu da đỏ au, răng cười trắng loá, đôi bàn tay, bắp tay to rất giống phong cách bức tranh CĐTQ |
Sách đỏ của Mao
Răng cười trắng loá |
Vậy tại sao sách tuyên truyền cho an toàn lao động Việt Nam lại dùng bìa màu đỏ, chữ trắng? Dĩ nhiên, kẻ ăn cắp bức tranh không thể vẽ bìa cuốn sách thành màu xanh hay màu nào khác chen vào, bởi tổng thể bức tranh thiên về màu đỏ, gam màu đã rất hài hoà, phối với cả những chi tiết phụ, mà bức tranh "Pháp luật lao động" đã xoá đi, chỉ để lại nền trắng.
Mao đội mũ vải lưỡi trai |
5.BỐ CỤC: tranh CĐTQ có bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh. Cận cảnh và chi tiết phía sau đều tập trung chủ đề tuyên truyền cho tư tưởng Mao Trạch Đông (có thêm cả chiếc máy "Tiện" gắn với chiếc mũi khoan người công nhân đang cầm, rất thật). Trong khi, "PLLĐ" thì xoá toàn bộ màu nền cùng cảnh chi tiết phía sau một cách bất thường. "Bất thường" vì trong khi vẽ 3 người như thật, thì bức tranh lại không hề có bất cứ chi tiết "phối cảnh" nào khác. Đây chính là dấu hiệu của việc dùng tranh gốc của người khác rồi tẩy xoá bớt chi tiết, khiến bức tranh không còn là một chỉnh thể thống nhất.
Cuốn sách đỏ Năm bài học tư tưởng triết học của Mao được dùng làm nguyên mẫu trong bức tranh CĐTQ |
6.THỜI ĐIỂM RA ĐỜI:
Đây là chi tiết cuối cùng, nhưng là chi tiết quan trọng nhất: Tranh CĐTQ "Học tập, ứng dụng tư tưởng triết học Mao Chủ tịch" được rất nhiều trang mạng Trung Quốc đăng tải, với thông tin thời điểm ra đời là 1971. Điều này hoàn toàn hợp lý, vì như chúng tôi đã nói, trên các trang mạng Trung Quốc có giới thiệu cuốn sách bìa đỏ mang tên "Năm bài học tư tưởng triết học Mao Chủ tịch" (tả thực trong bức tranh) được ấn hành trước đó 1 năm (năm 1970). Ngoài ra, bức tranh CĐTQ còn được in trên bìa nhiều cuốn sách xuất bản ở Trung Quốc. Đây chính là thời kỳ Trung Quốc hãy còn tuyên truyền rầm rộ cho tư tưởng Mao (ta quen gọi là "Chủ nghĩa Mao").
Trong khi đó, mãi tới ngày 23 tháng 6 năm 1994 bộ Luật lao động mới được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua. Sau đó, còn được sửa đổi bổ sung nhiều lần. Bởi vậy, nếu có sớm, thì cũng phải từ năm 2000 trở đi mới trở thành chủ đề tuyên truyền về pháp luật lao động, và cái tên "Pháp luật lao động" mới được đưa lên tranh cổ động. Trong khi, thực tế dân mạng phát hiện mãi đến năm 2010 bức tranh "PLLĐ" mới xuất hiện tại Cần Thơ.
Đây là chi tiết cuối cùng, nhưng là chi tiết quan trọng nhất: Tranh CĐTQ "Học tập, ứng dụng tư tưởng triết học Mao Chủ tịch" được rất nhiều trang mạng Trung Quốc đăng tải, với thông tin thời điểm ra đời là 1971. Điều này hoàn toàn hợp lý, vì như chúng tôi đã nói, trên các trang mạng Trung Quốc có giới thiệu cuốn sách bìa đỏ mang tên "Năm bài học tư tưởng triết học Mao Chủ tịch" (tả thực trong bức tranh) được ấn hành trước đó 1 năm (năm 1970). Ngoài ra, bức tranh CĐTQ còn được in trên bìa nhiều cuốn sách xuất bản ở Trung Quốc. Đây chính là thời kỳ Trung Quốc hãy còn tuyên truyền rầm rộ cho tư tưởng Mao (ta quen gọi là "Chủ nghĩa Mao").
Trong khi đó, mãi tới ngày 23 tháng 6 năm 1994 bộ Luật lao động mới được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua. Sau đó, còn được sửa đổi bổ sung nhiều lần. Bởi vậy, nếu có sớm, thì cũng phải từ năm 2000 trở đi mới trở thành chủ đề tuyên truyền về pháp luật lao động, và cái tên "Pháp luật lao động" mới được đưa lên tranh cổ động. Trong khi, thực tế dân mạng phát hiện mãi đến năm 2010 bức tranh "PLLĐ" mới xuất hiện tại Cần Thơ.
Đến đây, có thể VTV lại đưa ra cái lý bên Trung Quốc (sau năm 2010) mới ăn cắp tranh của Việt Nam đem về chữa lại. Tuy nhiên, Tư tưởng Mao ra đời dựa trên Chủ nghĩa Mác. Mà những năm 2000, Trung Quốc tuy vẫn thờ Mao, đâu có còn làm tranh cổ động tuyên truyền cho tư tưởng Mao,chủ nghĩa Mác kiểu như những năm 1970 của thế kỷ trước nữa?
Cũng có thể VTV đưa ra lý do: tranh vốn được Hoạ sĩ Việt Nam sáng tác về chủ đề công nhân trước năm 1970, sau đó sang đầu thế kỷ 21 mới cải biên thành bức tranh "PLLĐ". Tuy nhiên, thời kỳ trước năm 1970 bom đạn tơi bời, tranh cổ động bao giờ cũng gắn sản xuất với chiến đấu, đâu có được không khí thanh bình, với chủ đề học tập, lao động, quần áo chỉn chu rạng rỡ như vậy? Mặt khác, VTV thử trưng ra một bức tranh cổ động thời chống Mỹ được vẽ công phu theo phong cách của bức CĐTQ này xem sao.
tranh cổ động Việt Nam |
Cuối cùng, VTV có dám cho Hoạ sĩ Việt ( tác giả bức tranh) xuất hiện, và báo "Quân đội nhân dân" liệu có dám đăng một bài công khai đòi bản quyền bức tranh Tàu kia chăng? Có lẽ, vụ việc sai sót này sẽ tiếp tục được xử lý êm như những lần trước, để rồi sai lầm lại tiếp nối sai lầm?
Bức tranh "Yêu lao động" của TQ |
[Nhân đây, chúng tôi xin nói thêm, chuyện ăn cắp tranh cổ động Trung Quốc đã từng diễn ra nhiều lần. Ví dụ trường hợp bức tranh "Yêu lao động" của TQ sau đây đã được sửa chữa lại với tên gọi "Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức sáng ngời". (Phong cách bức tranh này rất giống bức "Học tập, áp dụng tư tưởng triết học Mao Chủ tịch")].
được VN chỉnh sửa thế này hình ảnh HCM không hề ăn nhập với bức tranh |
Điều đáng chú ý, chuyện sao chép trộm tranh của Trung Quốc (bức "Học tập tư tưởng Mao' và bức "Yêu lao động" đều đã từng được đăng trên "Quê Choa" của Nhà văn Nguyễn Quang Lập, nên cộng đồng mạng biết đến rất rộng rãi.
14/6/2016
Hoàng Tuấn Công
(Blog Tuấn Công Thư Phòng)
Categories: Văn Học-Nghệ Thuật
0 nhận xét:
Đăng nhận xét