Lời nói đầu: Sau khi các báo đăng bài viết của tôi nhan đề “Sự thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương”, thì có một độc giả nhận là du học sinh Việt Nam, đã e-mail hỏi tôi về việc gia đình và vợ con của Hồ Chí Minh. Câu hỏi nầy trùng với đề tài một bài báo tôi đã viết và đăng trên Thế Kỷ 21 ở California gần mười năm trước. Tôi hiệu đính và đăng lại bài nầy, hy vọng để cung cấp cho các bạn trẻ thêm một số thông tin về đời sống Hồ Chí Minh mà trong nước cấm kỵ và bưng bít.
Một người đến tuổi trưởng thành, lập gia đình là chuyện bình thường. Hồ Chí Minh là một con người như mọi người. Do đó, nếu Hồ Chí Minh lấy vợ thì không có gì đáng nói. Tuy nhiên, bản thân Hồ Chí Minh cũng như đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) luôn luôn xưng tụng ông Hồ là một người chỉ nghĩ đến việc phục vụ đất nước nên không có thời giờ lập gia đình, và không có vợ con. Sự thật không phải như thế. Tài liệu cho thấy rằng ít nhất ông Hồ đã bốn lần lấy vợ.
1. Tăng Tuyết Minh, ngượi vợ đầu
1. Tăng Tuyết Minh, ngượi vợ đầu
|
Tăng Tuyết Minh: thời xuân sắc và lúc tuổi già mòn mỏi đợi chờ (với ảnh vẫn trên tường) Nguồn: dprk-cn.com |
Tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc, tên của ông Hồ thời mới qua Liên Xô, rời Moscow đi Vladivostok (Hải Sâm Uy), hải cảng cực đông Liên Xô, trên bờ biển Thái Bình Dương. Từ đây, ông đáp tàu thủy, xuống tới Quảng Châu khoảng giữa tháng 11-1924, với bí danh Lý Thụy, một công dân Trung Hoa, làm thư ký kiêm thông ngôn trong phái đoàn cố vấn Borodine (Liên Xô) bên cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu, trong giai đoạn liên minh quốc cộng lần thứ nhất ở Trung Hoa.
Trong thời gian sống tại Quảng Châu, ngoài những hoạt động chính trị, Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc), Uỷ viên Đông phương bộ của Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS), đã kết hôn với một nữ đảng viên CSTH là Tăng Tuyết Minh (1905-1991) ngày 18-10-1926. Lễ kết hôn diễn ra tại nhà hàng Thái Bình ở trung tâm thành phố Quảng Châu với sự hiện diện của các bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ ông Chu Ân Lai), Bào La Đình, Thái Sướng. Hai người chia tay khi chiến tranh Quốc Cộng bùng nổ ngày 12-4-1927.(1) Lý Thụy trốn đi Vũ Hán, đến Thượng Hải, theo đường biển lên Vladivostok (Hải Sâm Uy), qua Moscow khoảng giữa tháng 6 năm 1927.
Cuối năm 1927, Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc) được ĐTQTCS chuyển qua hoạt động ở Tây Âu một thời gian ngắn, rồi đến Ý. Tại đây, ông được gởi qua Xiêm La (Thái Lan) và ông đến Xiêm tháng 8-1928. Trong thời gian họat động ở Xiêm La, Lý Thụy có gởi cho Tăng Tuyết Minh một lá thư bằng chữ Nho, bị mật thám Pháp phát hiện ngày 14-8-1928, nên thư không đến tay người nhận(2)
Vào tháng 5-1950, nhìn thấy hình Hồ Chí Minh trên Nhân Dân Nhật Báo (Trung Hoa), bà Tăng Tuyết Minh gởi nhiều lá thư cho ông Hồ, thông qua đại sứ Việt Minh ở Bắc Kinh là Hoàng Văn Hoan, nhưng đều không được trả lời. Sau năm 1954, bà Tăng Tuyết Minh xin qua Hà Nội gặp Hồ Chí Minh, cũng bị từ chối. (3)
Trong thời gian sống tại Quảng Châu, ngoài những hoạt động chính trị, Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc), Uỷ viên Đông phương bộ của Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS), đã kết hôn với một nữ đảng viên CSTH là Tăng Tuyết Minh (1905-1991) ngày 18-10-1926. Lễ kết hôn diễn ra tại nhà hàng Thái Bình ở trung tâm thành phố Quảng Châu với sự hiện diện của các bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ ông Chu Ân Lai), Bào La Đình, Thái Sướng. Hai người chia tay khi chiến tranh Quốc Cộng bùng nổ ngày 12-4-1927.(1) Lý Thụy trốn đi Vũ Hán, đến Thượng Hải, theo đường biển lên Vladivostok (Hải Sâm Uy), qua Moscow khoảng giữa tháng 6 năm 1927.
Cuối năm 1927, Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc) được ĐTQTCS chuyển qua hoạt động ở Tây Âu một thời gian ngắn, rồi đến Ý. Tại đây, ông được gởi qua Xiêm La (Thái Lan) và ông đến Xiêm tháng 8-1928. Trong thời gian họat động ở Xiêm La, Lý Thụy có gởi cho Tăng Tuyết Minh một lá thư bằng chữ Nho, bị mật thám Pháp phát hiện ngày 14-8-1928, nên thư không đến tay người nhận(2)
Vào tháng 5-1950, nhìn thấy hình Hồ Chí Minh trên Nhân Dân Nhật Báo (Trung Hoa), bà Tăng Tuyết Minh gởi nhiều lá thư cho ông Hồ, thông qua đại sứ Việt Minh ở Bắc Kinh là Hoàng Văn Hoan, nhưng đều không được trả lời. Sau năm 1954, bà Tăng Tuyết Minh xin qua Hà Nội gặp Hồ Chí Minh, cũng bị từ chối. (3)
|
Thư Lý Thụy gởi cho Tăng Tuyết Minh do Nha Liêm Phóng (Công an) Đông Dương phát hiện ngày 14/8/1928 Nguồn: Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l'Indochine au Vietnam |
Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội phủ nhận mối quan hệ giữa Lý Thụy và Tăng Tuyết Minh. Họ cho rằng nếu lá thư có thật, chẳng qua là Lý Thụy thường thông tin với các đồng chí dưới dạng thư tình để qua mặt giới tình báo của các nước tại Quảng Châu, Trung Hoa. Sự phản bác nầy không hữu lý, vì chú ý đọc kỹ lá thư với lời lẽ rất thân thiết lãng mạn (muội, huynh, tình thâm), thì không thể là thư liên lạc bình thường.
Sau đây là lá thư Lý Thụy gởi cho Tăng Tuyết Minh do Nha Liêm Phóng (Công an) Đông Dương phát hiện ngày 14/8/1928:
Sau đây là lá thư Lý Thụy gởi cho Tăng Tuyết Minh do Nha Liêm Phóng (Công an) Đông Dương phát hiện ngày 14/8/1928:
“Dữ muội tương biệt,
Chuyển thuấn niên dư,
Hoài niệm tình thâm,
Bất ngôn tự hiểu.
Từ nhân hồng tiện,
Dao ký thốn tiên,
Tỷ muội an tâm,
Thị ngã da vọng.
Tịnh thỉnh nhạc mẫu vạn phúc.
Chuyết huynh Thụy.”
Tạm dịch:
“Cùng em chia tay nhau,
Thấm thoát nháy mắt đã hơn năm,
Nhớ nhung tình sâu,
Không nói cũng tự biết.
Nay nhân gởi tin hồng nhạn,
Xa xôi gởi lá thư mang tấm lòng,
Mong em yên tâm,
Là điều anh trông ngóng.
Cũng xin vấn an nhạc mẫu vạn phúc.
Người anh vụng về Thụy.” (4)
2. Nguyễn Thị Minh Khai, người đồng chí
Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ An), con ông Nguyễn Huy Bình, nhân viên hỏa xa, và là chị của Nguyễn Thị Quang Thái, vợ đầu của Võ Nguyên Giáp. Minh Khai học trường tiểu học Pháp Nam ở Vinh. Năm 1928, Minh Khai gia nhập Tân Việt Cách Mạng Đảng, sau đó qua đảng Cộng Sản Đông Dương, và sang Hồng Kông hoạt động năm 1930.(5)
Ở Hương Cảng, tại trụ sở chi nhánh Bộ Đông Phương của Quốc tế cộng sản, hằng ngày, vào buổi sáng, Minh Khai học chính trị do Lý Thụy đích thân truyền dạy. Từ đó nẩy sinh tình cảm nam nữ giữa hai người.(6) Tháng 4-1931, Minh Khai bị bắt ở Hương Cảng, đến đầu năm sau thì được thả ra. Trong khi đó, Lý Thụy cũng bị bắt ngày 6-6-1931 tại Cửu Long (Kowloon), gần Hương Cảng, rồi bị trục xuất đầu năm 1933. Lý Thụy qua Quảng Châu, lên Thượng Hải, đáp tàu đi Vladivostok, rồi đến Moscow trong cùng năm đó.
Ngày 25/7/1935, tại Moscow khai mạc Đại hội cộng sản quốc tế. Phái đoàn đảng Cộng Sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu gồm Lê Hồng Phong, Quốc, Kao Bang, Minh Khai và hai đại biểu khác từ Nam Kỳ và Ai Lao đến. (8) CD
Khi đến Moscow, Minh Khai khai báo lý lịch là đã có chồng, và mở ngoặc tên chồng là Lin. Lin là bí danh của Nguyễn Ái Quốc lúc đó.(9): Cũng theo nguồn tài liệu nầy, những phiếu ghi nhận đồ đạc trong phòng riêng hai người tại nhà ở tập thể của các cán bộ cộng sản cũng đều ghi hai vợ chồng Minh Khai, Lin cùng chung phòng, chung giường, chung đồ dùng...(10)
|
Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941), một trong những đảng viên đầu tiên của đảng CSĐD Nguồn/Ảnh: Ho Chi Minh, A life, William J. Duiker/TTXVN |
Theo lời con gái của bà Vera Vasilieva (bà nầy là một nhân viên người Nga trong tổ chức Quốc tế Cộng sản), kể cho nhà nữ sử học Sophia Quinn Judge (Hoa Kỳ), được ông Thành Tín viết lại trong sách Về ba ông thánh, thì trong thời gian diễn ra Đại hội nầy, ông Lin (tức Lý Thụy) hay ghé lại nhà bà Vera Vasilieva thăm, và thường đi cùng với một phụ nữ Việt Nam tên là Phan Lan. Phan Lan là bí danh của Nguyễn Thị Minh Khai dùng khi ở Moscow.(11)
Sau Đại hội, Minh Khai ở lại Liên Xô và học ở Viện thợ thuyền Đông phương tức trường Stalin đến tháng 2-1937. Trong thời gian nầy, Quốc bị giữ lại Liên Xô và cũng học ở Viện thợ thuyền Đông phương. Năm 1938, Minh Khai qua Pháp, về Sài Gòn. Hai năm sau (1940), Khai bị bắt, bị lên án tử hình, và bị bắn tại Hóc Môn năm 1941. Theo tài liệu của đảng CSVN, Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong (tức Lê Huy Doãn), và có với Phong một người con gái tên Lê Thị Hồng Minh, sinh năm 1939. Trước khi làm vợ Lê Hồng Phong, những tài liệu trong tờ khai lý lịch và những câu chuyện do bà Sophia Quinn Judge đưa ra, cho thấy một thời Minh Khai đã là vợ của Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh.
Nhà báo Thành Tín còn đi xa hơn nữa khi đặt câu hỏi biết đâu tên Minh (trong Hồ Chí Minh) là kỷ niệm về Minh Khai? Ngoài ra ông Hồ còn lấy tên là T. Lan để viết một quyển sách tự truyện tựa đề là Vừa đi đường vừa kể chuyện. Cũng theo tác giả Thành Tín, có thể chữ Lan cũng lấy từ Phan Lan, bí danh của Minh Khai khi ở Moscow.(12)
3. Đỗ Thị Lạc là ai?
Sau Đại hội, Minh Khai ở lại Liên Xô và học ở Viện thợ thuyền Đông phương tức trường Stalin đến tháng 2-1937. Trong thời gian nầy, Quốc bị giữ lại Liên Xô và cũng học ở Viện thợ thuyền Đông phương. Năm 1938, Minh Khai qua Pháp, về Sài Gòn. Hai năm sau (1940), Khai bị bắt, bị lên án tử hình, và bị bắn tại Hóc Môn năm 1941. Theo tài liệu của đảng CSVN, Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong (tức Lê Huy Doãn), và có với Phong một người con gái tên Lê Thị Hồng Minh, sinh năm 1939. Trước khi làm vợ Lê Hồng Phong, những tài liệu trong tờ khai lý lịch và những câu chuyện do bà Sophia Quinn Judge đưa ra, cho thấy một thời Minh Khai đã là vợ của Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh.
Nhà báo Thành Tín còn đi xa hơn nữa khi đặt câu hỏi biết đâu tên Minh (trong Hồ Chí Minh) là kỷ niệm về Minh Khai? Ngoài ra ông Hồ còn lấy tên là T. Lan để viết một quyển sách tự truyện tựa đề là Vừa đi đường vừa kể chuyện. Cũng theo tác giả Thành Tín, có thể chữ Lan cũng lấy từ Phan Lan, bí danh của Minh Khai khi ở Moscow.(12)
3. Đỗ Thị Lạc là ai?
|
Lê Hồng Phong, Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1935 đến 1936 (1902-1942) Nguồn: wikimedia.org |
Sau Đại hội Moscow ngày 25-7-1935, Lê Hồng Phong (1902-1942) được QTCS gởi về nước Việt Nam hoạt động, còn Nguyễn Tất Thành (hay Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc) ở lại hay bị giữ lại ở Liên Xô cho đến năm 1939, Thành được gởi về Trung Hoa dưới một tên mới là Hồ Quang, điều khiển ban Hải ngoại đảng Cộng Sản Đông Dương.
Đầu năm 1940, Lê Hồng Phong bị bắt ở Phan Thiết, đưa vào Sài Gòn, bị đày đi Côn Đảo rồi chết ở ngoài đó năm 1942. Trong khi đó, cuối năm 1940, Nguyễn Tất Thành bắt đầu sử dụng thông hành mang tên Hồ Chí Minh, ký giả của một tờ báo do Cộng Sản Trung Hoa điều khiển. (13)
Vào đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, đặt căn cứ ở hang Pắc Bó, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Sau khi củng cố nội bộ, huấn luyện đảng viên, phát triển cơ sở, và tổ chức Hội nghị trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 8 (tháng 5-1941), đưa Trường Chinh Đặng Xuân Khu (1909-1988) lên làm Tổng bí thư, Hồ Chí Minh qua Trung Hoa tiếp tục hoạt động, đánh phá các cơ sở cách mạng không cộng sản, và kiếm cách xin Trung Hoa viện trợ. Cuối tháng 8-1942, Hồ bị chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng bắt giữ đến tháng 9-1943.(14)
Ra khỏi tù, Hồ luôn luôn kiếm cách lấy lòng các tướng quân Trung Hoa ở Liễu Châu như Trương Phát Khuê, Tiêu Văn. Lúc bấy giờ, phía Trung Hoa đang có sự hợp tác quốc cộng lần thứ hai để chống Nhật. Tướng Tiêu Văn theo phương thức đó áp lực các tổ chức cách mạng Việt Nam hợp nhất với nhau.
Dầu bị Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) phản đối, Tiêu Văn vẫn cho tiến hành Đại hội tại Liễu Châu ngày 28-3-1944 gồm đại biểu của tất cả các tổ chức chính trị Việt Nam. Các phe phái không cộng sản và cộng sản tranh luận gay gắt, nhưng cuối cùng cũng bầu ra được một ban chấp hành mới gồm có bảy uỷ viên chính thức, một uỷ viên dự khuyết là Hồ Chí Minh, và ba uỷ viên giám sát.(15)
Trong danh xưng mới, Hồ khéo léo ẩn mình, rất được Tiêu Văn tin cậy. Hồ đề nghị Tiêu Văn cho mình về nước cùng một số cán bộ đã được Trung Hoa huấn luyện, đem theo súng đạn, thuốc men và tiền bạc. Tiêu Văn đồng ý cho Hồ về Việt Nam với 18 cán bộ vừa mới tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự Đại Kiều (gần Liễu Châu), cọng thêm 76.000 quan kim, tài liệu tuyên truyền, bản đồ quân sự và thuốc men, nhưng không cấp vũ khí. Hồ về tới Pắc Bó (Cao Bằng) vào gần cuối năm 1944.
Trong số 18 cán bộ theo Hồ về nước lần nầy, có Đỗ Thị Lạc tức “chị Thuần”. Nhân thân của Đỗ Thị Lạc không được rõ ràng, chỉ biết rằng vào năm 1942, khi tướng Quốc Dân Đảng Trung Hoa là Trương Phát Khuê tổ chức lớp huấn luyện chính trị và quân sự cho các tổ chức cách mạng Việt Nam ở Đại Kiều (gần Liễu Châu), Đỗ Thị Lạc theo học lớp truyền tin.
Khi về Pắc Bó, Đỗ Thị Lạc sống chung với họ Hồ một thời gian, lo dạy trẻ em và vận động vệ sinh ăn ở của dân chúng ở Khuổi Nậm gần Pắc Bó. Sử gia Trần Trọng Kim, trong sách Một cơn gió bụi cho biết Đỗ Thị Lạc đã có một người con gái với Hồ Chí Minh.(16) Do tình hình biến chuyển, Hồ rời Pắc Bó đầu năm 1945 qua Trung Hoa, bắt liên lạc và hợp tác với tổ chức OSS (Office of Strategic Services), tức Sở Tình báo Chiến lược (Hoa Kỳ) dưới bí danh là Lucius vào tháng 3-1945.(17) Đầu tháng 5-1945, Hồ về Việt Nam, ghé Khuổi Nậm (Cao Bằng) thăm Đỗ Thị Lạc một thời gian ngắn, rồi đi Tân Trào (Tuyên Quang), và bị cuốn hút vào những biến chuyển lịch sử sau đó.
Chuyện tình giữa Hồ với Đỗ Thị Lạc, cũng như với Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh đều bị đảng CSVN giấu nhẹm, nên sau đó không còn dấu vết gì nữa.
Đầu năm 1940, Lê Hồng Phong bị bắt ở Phan Thiết, đưa vào Sài Gòn, bị đày đi Côn Đảo rồi chết ở ngoài đó năm 1942. Trong khi đó, cuối năm 1940, Nguyễn Tất Thành bắt đầu sử dụng thông hành mang tên Hồ Chí Minh, ký giả của một tờ báo do Cộng Sản Trung Hoa điều khiển. (13)
Vào đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, đặt căn cứ ở hang Pắc Bó, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Sau khi củng cố nội bộ, huấn luyện đảng viên, phát triển cơ sở, và tổ chức Hội nghị trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 8 (tháng 5-1941), đưa Trường Chinh Đặng Xuân Khu (1909-1988) lên làm Tổng bí thư, Hồ Chí Minh qua Trung Hoa tiếp tục hoạt động, đánh phá các cơ sở cách mạng không cộng sản, và kiếm cách xin Trung Hoa viện trợ. Cuối tháng 8-1942, Hồ bị chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng bắt giữ đến tháng 9-1943.(14)
Ra khỏi tù, Hồ luôn luôn kiếm cách lấy lòng các tướng quân Trung Hoa ở Liễu Châu như Trương Phát Khuê, Tiêu Văn. Lúc bấy giờ, phía Trung Hoa đang có sự hợp tác quốc cộng lần thứ hai để chống Nhật. Tướng Tiêu Văn theo phương thức đó áp lực các tổ chức cách mạng Việt Nam hợp nhất với nhau.
Dầu bị Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) phản đối, Tiêu Văn vẫn cho tiến hành Đại hội tại Liễu Châu ngày 28-3-1944 gồm đại biểu của tất cả các tổ chức chính trị Việt Nam. Các phe phái không cộng sản và cộng sản tranh luận gay gắt, nhưng cuối cùng cũng bầu ra được một ban chấp hành mới gồm có bảy uỷ viên chính thức, một uỷ viên dự khuyết là Hồ Chí Minh, và ba uỷ viên giám sát.(15)
Trong danh xưng mới, Hồ khéo léo ẩn mình, rất được Tiêu Văn tin cậy. Hồ đề nghị Tiêu Văn cho mình về nước cùng một số cán bộ đã được Trung Hoa huấn luyện, đem theo súng đạn, thuốc men và tiền bạc. Tiêu Văn đồng ý cho Hồ về Việt Nam với 18 cán bộ vừa mới tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự Đại Kiều (gần Liễu Châu), cọng thêm 76.000 quan kim, tài liệu tuyên truyền, bản đồ quân sự và thuốc men, nhưng không cấp vũ khí. Hồ về tới Pắc Bó (Cao Bằng) vào gần cuối năm 1944.
Trong số 18 cán bộ theo Hồ về nước lần nầy, có Đỗ Thị Lạc tức “chị Thuần”. Nhân thân của Đỗ Thị Lạc không được rõ ràng, chỉ biết rằng vào năm 1942, khi tướng Quốc Dân Đảng Trung Hoa là Trương Phát Khuê tổ chức lớp huấn luyện chính trị và quân sự cho các tổ chức cách mạng Việt Nam ở Đại Kiều (gần Liễu Châu), Đỗ Thị Lạc theo học lớp truyền tin.
Khi về Pắc Bó, Đỗ Thị Lạc sống chung với họ Hồ một thời gian, lo dạy trẻ em và vận động vệ sinh ăn ở của dân chúng ở Khuổi Nậm gần Pắc Bó. Sử gia Trần Trọng Kim, trong sách Một cơn gió bụi cho biết Đỗ Thị Lạc đã có một người con gái với Hồ Chí Minh.(16) Do tình hình biến chuyển, Hồ rời Pắc Bó đầu năm 1945 qua Trung Hoa, bắt liên lạc và hợp tác với tổ chức OSS (Office of Strategic Services), tức Sở Tình báo Chiến lược (Hoa Kỳ) dưới bí danh là Lucius vào tháng 3-1945.(17) Đầu tháng 5-1945, Hồ về Việt Nam, ghé Khuổi Nậm (Cao Bằng) thăm Đỗ Thị Lạc một thời gian ngắn, rồi đi Tân Trào (Tuyên Quang), và bị cuốn hút vào những biến chuyển lịch sử sau đó.
Chuyện tình giữa Hồ với Đỗ Thị Lạc, cũng như với Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh đều bị đảng CSVN giấu nhẹm, nên sau đó không còn dấu vết gì nữa.
Ông Hồ Chí Minh và bà Nông Thị Xuân |
4. Nông Thị Xuân, cô gái miền sơn cước
Sau khi hiệp định Geneva được ký kết ngày 20/7/1954, đất nước bị chia hai, hòa bình được tái lập, Hồ Chí Minh về Hà Nội làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt). Ban bảo vệ sức khỏe trung ương, chuyên trách về sức khỏe các nhân vật cao cấp, đã tuyển một phụ nữ thuộc “gia đình cách mạng” tên là Nông Thị Xuân, người làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, thuộc sắc tộc Nùng. Cô Xuân được đưa về Hà Nội sống với ông Hồ năm 1955. Lúc đó, ông Hồ đã khoảng 65 tuổi, còn cô Xuân 22 tuổi.
Sau vài tháng có thêm một em gái của cô Xuân tên là Vàng, và một em gái con cậu ruột là Nguyệt cũng được đưa theo. Cả ba được sắp đặt sinh sống trong ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông - Thợ Nhuộm, gần đường Quang Trung, Hà Nội.
Thông thường, để giữ bí mật về mối quan hệ giữa bà Xuân và ông Hồ, chính bộ trưởng bộ Công an của nhà cầm quyền Hà Nội là Trần Quốc Hoàn, tên thật là Nguyễn Cảnh (1916–1986), đưa cô Xuân vào gặp ông Hồ, rồi sau đó chở về.
Bà Xuân rất được ông Hồ ưa thích, và có với ông Hồ một người con trai năm 1956, đặt tên là Nguyễn Tất Trung, nhưng trước sau ông Hồ vẫn không cho bà Xuân vào ở phủ chủ tịch với ông, và không làm lễ cưới.
Thế rồi bỗng nhiên “vào một buổi sáng mùa xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm [Hà Nội]. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng. Đó chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ, mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn...”(18)
Theo tác giả Nguyễn Minh Cần, lúc xảy ra vụ án ông là Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội (tương đương với Phó thị trưởng), thì Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng bộ Công An chính phủ Hà Nội, nhiều lần đến nhà bà Xuân để hãm hiếp bà từ ngày 6/2/1957, và cuối cùng đã giết bà Xuân ngày 11/2/1957, bằng cách cho người đánh búa vào đỉnh đầu (theo khám nghiệm của bác sĩ), rồi quăng xác ở dốc Cổ Ngư.
Điều nầy chứng tỏ thẩm quyền tối cao về chính trị tại Hà Nội lúc đó, hoặc Hồ Chí Minh, hoặc bộ chính trị trung ương đảng, hoặc cả hai bên, đã quyết định thanh toán bà Xuân, khi bà nầy muốn công khai hóa mối liên hệ giữa bà với ông Hồ, và đòi chính thức nhìn nhận đứa con, nên Trần Quốc Hoàn mới dám làm hỗn với bà Xuân trước khi giết. Người chứng kiến việc chị mình bị hãm hiếp và bị đem đi giết chết là cô Vàng, cũng bị thủ tiêu khoảng ngày 2 hay 3/11/1957.(19)
Sau khi bà Xuân qua đời, Nguyễn Tất Trung mới một tuổi, mồ côi mẹ, được dì là cô Vàng nuôi, nhưng rồi Trung bị bắt đem đi gởi cho Nguyễn Lương Bằng (1904–1979), bí danh Sao Đỏ, một lãnh tụ cộng sản Việt Nam. Năm bé Trung năm tuổi (1961), người ta lại chuyển cho tướng Chu Văn Tấn nuôi. Chu Văn Tấn cùng sắc tộc Nùng với bà Xuân, là kẻ đứng ra tổ chức đơn vị cứu quốc quân đầu tiên của cộng sản ở vùng rừng núi Việt Bắc. Khi ông Hồ qua đời ngày 2-9-1969, thư ký kiêm cận vệ của ông Hồ là Vũ Kỳ nhận Trung làm con nuôi và đổi tên là Vũ Trung.(20)
Nguyễn Tất Trung hiện khoảng 50 tuổi và sống ở Hà Nội. Cho đến nay, đảng CSVN hoàn toàn không lên tiếng về trường hợp Nguyễn Tất Trung, mà vẫn cứ cho học sinh Việt Nam học tập rằng ông Hồ độc thân, không có vợ và hy sinh cuộc đời cho cách mạng. Có lẽ đảng CSVN nên thử DNA xem Nguyễn Tất Trung có đúng con ông Hồ không? Nếu đúng thì đảng CSVN phải viết lại tiểu sử ông Hồ cho đúng sự thật, vì viết sai lịch sử thì học sinh ở trong nước hiện nay không thèm học sử, ít điểm về môn sử là phải. Chẳng những tiểu sử ông Hồ, mà toàn bộ lịch sử do cán bộ cộng sản viết cũng phải hiệu đính lại hết. Ngày nay, với phương tiện thông tin, tin học phát triển, các em học sinh hoặc gia đình các em biết rất rõ sự thật đã diễn ra trong quá khứ, nên những chuyện như thiếu trung thực như chuyện Trần Dân Tiên, hay chuyện “đuốc sống” Lê Văn Tám, không còn hấp dẫn học sinh nữa. Vì vậy các em chán học sử. Nhà cầm quyền Hà Nội phải tự nhận lỗi trước, đừng bóp méo, đừng bịa đặt lịch sử, chứ đừng chê các em học sinh Việt Nam dốt sử.
Trở lại chuyện ông Hồ mấy vợ, ngoài bốn nhân vật chính trên đây, theo tác giả Thành Tín, tức cựu đại tá Bùi Tín của quân đội cộng sản Hà Nội, trong cuộc đời Hồ Chí Minh còn có một vài cuộc tình nhỏ. Như khi còn ở Paris, ông Hồ có một người tình tên là Marie Bière; lúc sang Hoa Nam, ông Hồ yêu bà Đặng Dĩnh Siêu, vợ Chu Ân Lai. Sau đây là lời Thành Tín viết về hai “mối tình con” nầy của ông Hồ:
“...Theo tài liệu ở Pháp, khi trẻ tuổi, làm thợ ảnh, ông Hồ có quan hệ với một cô đầm tên là Marie Bière nào đó...” Ở một đoạn khác, Thành Tín tiếp : “...Theo chị Sophia, có người kể với chị là ông Hồ còn có lúc yêu cả vợ ông Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu, khi gặp nhau ở Hoa Nam thời trẻ; ông cũng có lúc có tình cảm mặn nồng với cả chính bà Véra Vasiliéva. Chị Sophia kể rằng con gái bà Véra Vasiliéva nhớ lại rằng anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn mang cà vạt màu rất diện, xức cả nước hoa cực thơm...”(21)
Theo giáo sư Nguyễn Thế Anh, trong bài “Hành trình chính trị của Hồ Chí Minh”, thì Nguyễn Ái Quốc, lúc làm nghề nhiếp ảnh ở Paris năm 1923, đã tỏ tình với cô Bourdon, nhưng bị cô nầy cự tuyệt. Cũng theo giáo sư Anh, khi Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, chính phủ Liên Xô cung cấp cho Quốc một bà vợ; và khi cảnh sát Hương Cảng bắt Nguyễn Ái Quốc tại Cửu Long ngày 6/6/1931, ông Quốc đang sống chung với một thiếu phụ tên là Li Sam.(22)
Sau hiệp định Genève, trước vụ cô Xuân, ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Hà Nội có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để điều hòa tâm sinh lý, giúp giữ gìn sức khỏe được tốt. Người ta chọn cho Hồ Chí Minh một nữ cán bộ trẻ đẹp là cô Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh uỷ viên tỉnh uỷ Thanh Hóa. Khi về Hà Nội gặp họ Hồ, cô Phương Mai đồng ý lấy ông Hồ với điều kiện là phải danh chánh ngôn thuận, nghĩa là phải làm lễ cưới công khai đàng hoàng. Ông Hồ và các cán bộ lãnh đạo đảng Cộng Sản Hà Nội cho rằng ông Hồ không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị hơn (?), nên cuối cùng việc cô Phương Mai không thành. Không muốn lấy vợ thì ông Hồ triệu cô Phương Mai ra Hà Nội làm gì? Phải chăng các lãnh tụ cộng sản Hà Nội sợ cô Phương Mai, một khi trở thành vợ của họ Hồ, sẽ tranh giành quyền lực nên cản trở vụ nầy? Về sau, cô Phương Mai được đưa lên làm thứ trưởng bộ Thương binh trong chính phủ Hà Nội.(23)
Qua các cuộc tình của Hồ Chí Minh, và nhất là qua sự kiện Nông Thị Xuân và Nguyễn Thị Phương Mai, người ta thấy rõ ông Hồ và cả đảng CSVN muốn ông ta có cơ hội giải quyết sinh lý của một con người bình thường, nhưng không chịu công khai hóa một cách danh chánh ngôn thuận đời sống vợ chồng, nhắm tạo cho ông ta thành huyền thoại về một siêu nhân suốt đời sống cô đơn, hy sinh bản thân cho đại cuộc của đất nước.
Đó là chưa kể chính bản thân của ông Hồ là một người say mê công danh đến cùng tột. Sự say mê đó được thể hiện rõ qua việc đảng Cộng Sản đã in cả hàng triệu quyển sách bằng tiếng Việt và bằng ngoại ngữ, để thần thánh hóa ông Hồ, mà ông vẫn chưa thỏa mãn. Ông ta còn lấy những bút hiệu khác để viết sách tự đề cao mình. Đó là hai quyển Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, bút hiệu Trần Dân Tiên, và Vừa đi vừa kể chuyện, bút hiệu T. Lan. Các danh nhân trên thế giới viết hồi ký kể lại quá trình hoạt động của mình là chuyện bình thường. Trong hồi ký của họ, đôi khi họ cũng ca ngợi chính bản thân họ, nhưng vấn đề là họ thẳng thắn tự đề tên thật, và chịu trách nhiệm về những điều họ viết. Ngược lại, Hồ Chí Minh giấu mình qua những tên khác để tự ca tụng mình. Dưới tên Trần Dân Tiên, ông Hồ đã mở đầu sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch như sau:
“Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất đơn giản: Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình...”
Sau đó, ông Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh tự đề cao mình: “...Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn biết bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể cho tôi [?] nghe bình sinh của người được?...”(24)
Trước phần kể chuyện của Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Sự Thật đã viết lời dẫn nhập như sau: “...Trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, Hồ Chủ Tịch đã nêu tấm gương đạo đức cách mạng vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, quyết tâm cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới...”(25)
Nhà xuất bản Sự Thật là cơ quan chuyên xuất bản sách vở kinh điển của Trung ương đảng Cộng Sản, không thể không biết rõ lai lịch của quyển sách, lý lịch của người viết. Nếu nhà xuất bản Sự Thật không biết sách của ai, hoặc tác giả chỉ là một nhà báo tầm thường không tên tuổi như Trần Dân Tiên hoặc T. Lan, thì chắc chắn không bao giờ sách được nhà xuất bản Sự Thật in ra. Do đó, chắc chắn nhà xuất bản Sự Thật biết Trần Dân Tiên và T. Lan là Hồ Chí Minh, mới dám in hai quyển trên. Chẳng những sách được in trong nước, mà các sách nầy còn được nhà xuất bản Ngoại Văn của nhà nước Hà Nội dịch thành nhiều thứ tiếng khác nhau, để phát hành khắp trên thế giới.
Đây không phải chỉ là ý đồ cá nhân của Hồ Chí Minh mà còn là chủ tâm của toàn đảng CSVN nhắm suy tôn lãnh tụ, thần thánh hóa Hồ Chí Minh, để đánh lừa chẳng những đồng bào Việt Nam ở trong nước, mà còn cả toàn thể dư luận thế giới trong thời gian chiến tranh trước đây.
Hồ Chí Minh cũng chỉ là một con người bình thường như mọi người, có vợ có con, kể cả việc có nhiều vợ hoặc người tình cũng không có gì lạ. Hiện tượng đa thê rất phổ thông trong xã hội, nhất là xã hội nước ta cho đến giữa thế kỷ 20. Vấn đề là tham vọng trở thành một siêu lãnh tụ chính trị đã thúc đẩy ông Hồ giấu tất cả những quan hệ tình cảm cá nhân, chối bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha, rồi lại có lúc đối xử tàn bạo với người đã từng là vợ mình, để xóa bỏ mọi dấu tích liên hệ tình cảm.
Cung cách hành xử của ông Hồ có thể do ông học được từ kinh nghiệm của Karl Marx (1818-1883), người đã cùng Friedrich Engels (1820–1895) tung ra bản Tuyên ngôn Quốc tế Cộng sản năm 1848, bênh vực giai cấp công nhân nghèo khổ, tiếng tăm lừng lẫy trên thế giới. Từ năm 1849, trong thời kỳ sinh sống ở London (Anh) cho đến khi từ trần, Karl Marx có một người con trai ngoại hôn sinh năm 1851, với một phụ nữ giúp việc trong nhà tên là Helene Demuth. Người giúp việc nầy do bà mẹ vợ, vốn là quý tộc Đức, vì thương con gái, gởi qua từ Đức. Người con trai ngoại hôn của Marx tên là Frederick Lewis (Henry) Demuth (1851–1929). Chẳng những Karl Marx không thừa nhận Frederick mà còn buộc bà Helene phải trục xuất đứa con ra khỏi nhà. Dư luận cho rằng Marx sợ sự có mặt của người con làm giảm uy tín ông ta.(26)
Karl Marx ngoại tình hay có con ngoại hôn là cũng là chuyện bình thường. Chuyện bất bình thường ở đây là Marx, ông tổ của lý thuyết cộng sản, chủ trương bênh vực quyền lợi giai cấp công nhân vô sản nghèo khổ, yêu và cưới một cô gái quý tộc, sau đó phản bội vợ và ngoại tình, lấy một phụ nữ nghèo khổ, rồi lại thiếu chung thủy với người tình công nhân nghèo, và đuổi người con của chính mình ra khỏi nhà. Người con nầy phải mang họ mẹ, sống tăm tối không tương lai. Điều đặc biệt hơn nữa, các tổ chức cộng sản quốc tế giấu nhẹm việc nầy, mãi đến đầu thập niên 70 mới được phát hiện.(27)
Ông tổ cộng sản mà còn vậy, thì những đệ tử như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, noi theo đúng “sách” thì cũng không lấy làm lạ. Riêng ông Hồ hành xử như vậy chẳng qua vì quá ham danh vọng và quyền lực, nhắm tự tạo cho mình hình ảnh của một lãnh tụ độc thân, trong sạch, hy sinh cá nhân, để suốt đời tận tụy lo toan việc nước, nhắm lôi cuốn quần chúng đi theo đường lối cộng sản của ông ta.
Huyền thoại nầy rất cần thiết để xây dựng chế độ độc tài, nên ông Hồ và các đảng viên thân tín của ông càng ra sức gia công phát huy rộng rãi huyền thoại nầy cho những toan tính của đảng Cộng Sản. Một khi nhà lãnh tụ vong thân trong huyền thoại, thì họ không còn được cuộc sống bình thường của con người bình thường, mà nhất nhất đều phải theo sự điều hành trong guồng máy của chủ nghĩa độc tài. Do đó, khi trở thành lãnh tụ nhà nước ở Hà Nội, ông Hồ muốn quyết định bất cứ việc gì, dù có tính cách riêng tư, cũng đều có ý kiến của bộ chính trị đảng Cộng Sản, tức là nhóm lãnh đạo cao cấp trong đảng Cộng Sản Hà Nội lúc bấy giờ. Vì thế mới có chuyện đảng Cộng Sản đi tìm phụ nữ cho Hồ Chí Minh. Tuy nhiên một khi các cô gái muốn chính danh, đòi hợp thức hóa bằng hôn lễ công khai, thì lại thoái thác rằng “bác” không lấy vợ để có lợi cho uy tín chính trị hơn.
Trong chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam, không phải chỉ có một trường hợp điển hình là Hồ Chí Minh, mà có thể còn nhiều khuôn mặt khác nữa... Hiện tượng nầy cũng không phải chỉ riêng ở Việt Nam mà là một hiện tượng chung của thế giới cộng sản. Lý do chính là trong thế giới cộng sản, không có cơ chế dân chủ, không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí. Từ đó không có sự chế tài đối với các lãnh tụ. Các lãnh tụ vượt ra ngoài vòng dư luận, đứng trên luật pháp, tự cho mình có quyền làm bất cứ điều gì mình thích, không sợ sự phê bình của dân chúng, cũng không sợ sự chế tài của luật pháp. Điều nầy đưa đến nhiều hậu quả tai hại rộng lớn và lâu dài cho đất nước, khiến đất nước càng ngày càng đi xuống thê thảm như tình trạng Việt Nam chúng ta ngày nay.
13-09-2006
Toronto, Canada
Sau khi hiệp định Geneva được ký kết ngày 20/7/1954, đất nước bị chia hai, hòa bình được tái lập, Hồ Chí Minh về Hà Nội làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt). Ban bảo vệ sức khỏe trung ương, chuyên trách về sức khỏe các nhân vật cao cấp, đã tuyển một phụ nữ thuộc “gia đình cách mạng” tên là Nông Thị Xuân, người làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, thuộc sắc tộc Nùng. Cô Xuân được đưa về Hà Nội sống với ông Hồ năm 1955. Lúc đó, ông Hồ đã khoảng 65 tuổi, còn cô Xuân 22 tuổi.
Sau vài tháng có thêm một em gái của cô Xuân tên là Vàng, và một em gái con cậu ruột là Nguyệt cũng được đưa theo. Cả ba được sắp đặt sinh sống trong ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông - Thợ Nhuộm, gần đường Quang Trung, Hà Nội.
Thông thường, để giữ bí mật về mối quan hệ giữa bà Xuân và ông Hồ, chính bộ trưởng bộ Công an của nhà cầm quyền Hà Nội là Trần Quốc Hoàn, tên thật là Nguyễn Cảnh (1916–1986), đưa cô Xuân vào gặp ông Hồ, rồi sau đó chở về.
Bà Xuân rất được ông Hồ ưa thích, và có với ông Hồ một người con trai năm 1956, đặt tên là Nguyễn Tất Trung, nhưng trước sau ông Hồ vẫn không cho bà Xuân vào ở phủ chủ tịch với ông, và không làm lễ cưới.
Thế rồi bỗng nhiên “vào một buổi sáng mùa xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm [Hà Nội]. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng. Đó chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ, mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn...”(18)
Theo tác giả Nguyễn Minh Cần, lúc xảy ra vụ án ông là Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội (tương đương với Phó thị trưởng), thì Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng bộ Công An chính phủ Hà Nội, nhiều lần đến nhà bà Xuân để hãm hiếp bà từ ngày 6/2/1957, và cuối cùng đã giết bà Xuân ngày 11/2/1957, bằng cách cho người đánh búa vào đỉnh đầu (theo khám nghiệm của bác sĩ), rồi quăng xác ở dốc Cổ Ngư.
Điều nầy chứng tỏ thẩm quyền tối cao về chính trị tại Hà Nội lúc đó, hoặc Hồ Chí Minh, hoặc bộ chính trị trung ương đảng, hoặc cả hai bên, đã quyết định thanh toán bà Xuân, khi bà nầy muốn công khai hóa mối liên hệ giữa bà với ông Hồ, và đòi chính thức nhìn nhận đứa con, nên Trần Quốc Hoàn mới dám làm hỗn với bà Xuân trước khi giết. Người chứng kiến việc chị mình bị hãm hiếp và bị đem đi giết chết là cô Vàng, cũng bị thủ tiêu khoảng ngày 2 hay 3/11/1957.(19)
Sau khi bà Xuân qua đời, Nguyễn Tất Trung mới một tuổi, mồ côi mẹ, được dì là cô Vàng nuôi, nhưng rồi Trung bị bắt đem đi gởi cho Nguyễn Lương Bằng (1904–1979), bí danh Sao Đỏ, một lãnh tụ cộng sản Việt Nam. Năm bé Trung năm tuổi (1961), người ta lại chuyển cho tướng Chu Văn Tấn nuôi. Chu Văn Tấn cùng sắc tộc Nùng với bà Xuân, là kẻ đứng ra tổ chức đơn vị cứu quốc quân đầu tiên của cộng sản ở vùng rừng núi Việt Bắc. Khi ông Hồ qua đời ngày 2-9-1969, thư ký kiêm cận vệ của ông Hồ là Vũ Kỳ nhận Trung làm con nuôi và đổi tên là Vũ Trung.(20)
Nguyễn Tất Trung hiện khoảng 50 tuổi và sống ở Hà Nội. Cho đến nay, đảng CSVN hoàn toàn không lên tiếng về trường hợp Nguyễn Tất Trung, mà vẫn cứ cho học sinh Việt Nam học tập rằng ông Hồ độc thân, không có vợ và hy sinh cuộc đời cho cách mạng. Có lẽ đảng CSVN nên thử DNA xem Nguyễn Tất Trung có đúng con ông Hồ không? Nếu đúng thì đảng CSVN phải viết lại tiểu sử ông Hồ cho đúng sự thật, vì viết sai lịch sử thì học sinh ở trong nước hiện nay không thèm học sử, ít điểm về môn sử là phải. Chẳng những tiểu sử ông Hồ, mà toàn bộ lịch sử do cán bộ cộng sản viết cũng phải hiệu đính lại hết. Ngày nay, với phương tiện thông tin, tin học phát triển, các em học sinh hoặc gia đình các em biết rất rõ sự thật đã diễn ra trong quá khứ, nên những chuyện như thiếu trung thực như chuyện Trần Dân Tiên, hay chuyện “đuốc sống” Lê Văn Tám, không còn hấp dẫn học sinh nữa. Vì vậy các em chán học sử. Nhà cầm quyền Hà Nội phải tự nhận lỗi trước, đừng bóp méo, đừng bịa đặt lịch sử, chứ đừng chê các em học sinh Việt Nam dốt sử.
Trở lại chuyện ông Hồ mấy vợ, ngoài bốn nhân vật chính trên đây, theo tác giả Thành Tín, tức cựu đại tá Bùi Tín của quân đội cộng sản Hà Nội, trong cuộc đời Hồ Chí Minh còn có một vài cuộc tình nhỏ. Như khi còn ở Paris, ông Hồ có một người tình tên là Marie Bière; lúc sang Hoa Nam, ông Hồ yêu bà Đặng Dĩnh Siêu, vợ Chu Ân Lai. Sau đây là lời Thành Tín viết về hai “mối tình con” nầy của ông Hồ:
“...Theo tài liệu ở Pháp, khi trẻ tuổi, làm thợ ảnh, ông Hồ có quan hệ với một cô đầm tên là Marie Bière nào đó...” Ở một đoạn khác, Thành Tín tiếp : “...Theo chị Sophia, có người kể với chị là ông Hồ còn có lúc yêu cả vợ ông Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu, khi gặp nhau ở Hoa Nam thời trẻ; ông cũng có lúc có tình cảm mặn nồng với cả chính bà Véra Vasiliéva. Chị Sophia kể rằng con gái bà Véra Vasiliéva nhớ lại rằng anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn mang cà vạt màu rất diện, xức cả nước hoa cực thơm...”(21)
Theo giáo sư Nguyễn Thế Anh, trong bài “Hành trình chính trị của Hồ Chí Minh”, thì Nguyễn Ái Quốc, lúc làm nghề nhiếp ảnh ở Paris năm 1923, đã tỏ tình với cô Bourdon, nhưng bị cô nầy cự tuyệt. Cũng theo giáo sư Anh, khi Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, chính phủ Liên Xô cung cấp cho Quốc một bà vợ; và khi cảnh sát Hương Cảng bắt Nguyễn Ái Quốc tại Cửu Long ngày 6/6/1931, ông Quốc đang sống chung với một thiếu phụ tên là Li Sam.(22)
Sau hiệp định Genève, trước vụ cô Xuân, ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Hà Nội có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để điều hòa tâm sinh lý, giúp giữ gìn sức khỏe được tốt. Người ta chọn cho Hồ Chí Minh một nữ cán bộ trẻ đẹp là cô Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh uỷ viên tỉnh uỷ Thanh Hóa. Khi về Hà Nội gặp họ Hồ, cô Phương Mai đồng ý lấy ông Hồ với điều kiện là phải danh chánh ngôn thuận, nghĩa là phải làm lễ cưới công khai đàng hoàng. Ông Hồ và các cán bộ lãnh đạo đảng Cộng Sản Hà Nội cho rằng ông Hồ không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị hơn (?), nên cuối cùng việc cô Phương Mai không thành. Không muốn lấy vợ thì ông Hồ triệu cô Phương Mai ra Hà Nội làm gì? Phải chăng các lãnh tụ cộng sản Hà Nội sợ cô Phương Mai, một khi trở thành vợ của họ Hồ, sẽ tranh giành quyền lực nên cản trở vụ nầy? Về sau, cô Phương Mai được đưa lên làm thứ trưởng bộ Thương binh trong chính phủ Hà Nội.(23)
Qua các cuộc tình của Hồ Chí Minh, và nhất là qua sự kiện Nông Thị Xuân và Nguyễn Thị Phương Mai, người ta thấy rõ ông Hồ và cả đảng CSVN muốn ông ta có cơ hội giải quyết sinh lý của một con người bình thường, nhưng không chịu công khai hóa một cách danh chánh ngôn thuận đời sống vợ chồng, nhắm tạo cho ông ta thành huyền thoại về một siêu nhân suốt đời sống cô đơn, hy sinh bản thân cho đại cuộc của đất nước.
Đó là chưa kể chính bản thân của ông Hồ là một người say mê công danh đến cùng tột. Sự say mê đó được thể hiện rõ qua việc đảng Cộng Sản đã in cả hàng triệu quyển sách bằng tiếng Việt và bằng ngoại ngữ, để thần thánh hóa ông Hồ, mà ông vẫn chưa thỏa mãn. Ông ta còn lấy những bút hiệu khác để viết sách tự đề cao mình. Đó là hai quyển Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, bút hiệu Trần Dân Tiên, và Vừa đi vừa kể chuyện, bút hiệu T. Lan. Các danh nhân trên thế giới viết hồi ký kể lại quá trình hoạt động của mình là chuyện bình thường. Trong hồi ký của họ, đôi khi họ cũng ca ngợi chính bản thân họ, nhưng vấn đề là họ thẳng thắn tự đề tên thật, và chịu trách nhiệm về những điều họ viết. Ngược lại, Hồ Chí Minh giấu mình qua những tên khác để tự ca tụng mình. Dưới tên Trần Dân Tiên, ông Hồ đã mở đầu sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch như sau:
“Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất đơn giản: Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình...”
Sau đó, ông Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh tự đề cao mình: “...Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn biết bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể cho tôi [?] nghe bình sinh của người được?...”(24)
Trước phần kể chuyện của Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Sự Thật đã viết lời dẫn nhập như sau: “...Trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, Hồ Chủ Tịch đã nêu tấm gương đạo đức cách mạng vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, quyết tâm cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới...”(25)
Nhà xuất bản Sự Thật là cơ quan chuyên xuất bản sách vở kinh điển của Trung ương đảng Cộng Sản, không thể không biết rõ lai lịch của quyển sách, lý lịch của người viết. Nếu nhà xuất bản Sự Thật không biết sách của ai, hoặc tác giả chỉ là một nhà báo tầm thường không tên tuổi như Trần Dân Tiên hoặc T. Lan, thì chắc chắn không bao giờ sách được nhà xuất bản Sự Thật in ra. Do đó, chắc chắn nhà xuất bản Sự Thật biết Trần Dân Tiên và T. Lan là Hồ Chí Minh, mới dám in hai quyển trên. Chẳng những sách được in trong nước, mà các sách nầy còn được nhà xuất bản Ngoại Văn của nhà nước Hà Nội dịch thành nhiều thứ tiếng khác nhau, để phát hành khắp trên thế giới.
Đây không phải chỉ là ý đồ cá nhân của Hồ Chí Minh mà còn là chủ tâm của toàn đảng CSVN nhắm suy tôn lãnh tụ, thần thánh hóa Hồ Chí Minh, để đánh lừa chẳng những đồng bào Việt Nam ở trong nước, mà còn cả toàn thể dư luận thế giới trong thời gian chiến tranh trước đây.
Hồ Chí Minh cũng chỉ là một con người bình thường như mọi người, có vợ có con, kể cả việc có nhiều vợ hoặc người tình cũng không có gì lạ. Hiện tượng đa thê rất phổ thông trong xã hội, nhất là xã hội nước ta cho đến giữa thế kỷ 20. Vấn đề là tham vọng trở thành một siêu lãnh tụ chính trị đã thúc đẩy ông Hồ giấu tất cả những quan hệ tình cảm cá nhân, chối bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha, rồi lại có lúc đối xử tàn bạo với người đã từng là vợ mình, để xóa bỏ mọi dấu tích liên hệ tình cảm.
Cung cách hành xử của ông Hồ có thể do ông học được từ kinh nghiệm của Karl Marx (1818-1883), người đã cùng Friedrich Engels (1820–1895) tung ra bản Tuyên ngôn Quốc tế Cộng sản năm 1848, bênh vực giai cấp công nhân nghèo khổ, tiếng tăm lừng lẫy trên thế giới. Từ năm 1849, trong thời kỳ sinh sống ở London (Anh) cho đến khi từ trần, Karl Marx có một người con trai ngoại hôn sinh năm 1851, với một phụ nữ giúp việc trong nhà tên là Helene Demuth. Người giúp việc nầy do bà mẹ vợ, vốn là quý tộc Đức, vì thương con gái, gởi qua từ Đức. Người con trai ngoại hôn của Marx tên là Frederick Lewis (Henry) Demuth (1851–1929). Chẳng những Karl Marx không thừa nhận Frederick mà còn buộc bà Helene phải trục xuất đứa con ra khỏi nhà. Dư luận cho rằng Marx sợ sự có mặt của người con làm giảm uy tín ông ta.(26)
Karl Marx ngoại tình hay có con ngoại hôn là cũng là chuyện bình thường. Chuyện bất bình thường ở đây là Marx, ông tổ của lý thuyết cộng sản, chủ trương bênh vực quyền lợi giai cấp công nhân vô sản nghèo khổ, yêu và cưới một cô gái quý tộc, sau đó phản bội vợ và ngoại tình, lấy một phụ nữ nghèo khổ, rồi lại thiếu chung thủy với người tình công nhân nghèo, và đuổi người con của chính mình ra khỏi nhà. Người con nầy phải mang họ mẹ, sống tăm tối không tương lai. Điều đặc biệt hơn nữa, các tổ chức cộng sản quốc tế giấu nhẹm việc nầy, mãi đến đầu thập niên 70 mới được phát hiện.(27)
Ông tổ cộng sản mà còn vậy, thì những đệ tử như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, noi theo đúng “sách” thì cũng không lấy làm lạ. Riêng ông Hồ hành xử như vậy chẳng qua vì quá ham danh vọng và quyền lực, nhắm tự tạo cho mình hình ảnh của một lãnh tụ độc thân, trong sạch, hy sinh cá nhân, để suốt đời tận tụy lo toan việc nước, nhắm lôi cuốn quần chúng đi theo đường lối cộng sản của ông ta.
Huyền thoại nầy rất cần thiết để xây dựng chế độ độc tài, nên ông Hồ và các đảng viên thân tín của ông càng ra sức gia công phát huy rộng rãi huyền thoại nầy cho những toan tính của đảng Cộng Sản. Một khi nhà lãnh tụ vong thân trong huyền thoại, thì họ không còn được cuộc sống bình thường của con người bình thường, mà nhất nhất đều phải theo sự điều hành trong guồng máy của chủ nghĩa độc tài. Do đó, khi trở thành lãnh tụ nhà nước ở Hà Nội, ông Hồ muốn quyết định bất cứ việc gì, dù có tính cách riêng tư, cũng đều có ý kiến của bộ chính trị đảng Cộng Sản, tức là nhóm lãnh đạo cao cấp trong đảng Cộng Sản Hà Nội lúc bấy giờ. Vì thế mới có chuyện đảng Cộng Sản đi tìm phụ nữ cho Hồ Chí Minh. Tuy nhiên một khi các cô gái muốn chính danh, đòi hợp thức hóa bằng hôn lễ công khai, thì lại thoái thác rằng “bác” không lấy vợ để có lợi cho uy tín chính trị hơn.
Trong chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam, không phải chỉ có một trường hợp điển hình là Hồ Chí Minh, mà có thể còn nhiều khuôn mặt khác nữa... Hiện tượng nầy cũng không phải chỉ riêng ở Việt Nam mà là một hiện tượng chung của thế giới cộng sản. Lý do chính là trong thế giới cộng sản, không có cơ chế dân chủ, không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí. Từ đó không có sự chế tài đối với các lãnh tụ. Các lãnh tụ vượt ra ngoài vòng dư luận, đứng trên luật pháp, tự cho mình có quyền làm bất cứ điều gì mình thích, không sợ sự phê bình của dân chúng, cũng không sợ sự chế tài của luật pháp. Điều nầy đưa đến nhiều hậu quả tai hại rộng lớn và lâu dài cho đất nước, khiến đất nước càng ngày càng đi xuống thê thảm như tình trạng Việt Nam chúng ta ngày nay.
13-09-2006
Toronto, Canada
Trần Gia Phụng
________________________________
Chú thích
(1): Hoàng Tranh (Huang Zheng), “Hồ Chí Minh với bà vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, đăng trên tạp chí Đông Nam Á Tung Hoành (Trung Hoa) tháng 11-2001. Báo Diễn Đàn, Paris, số 121, tháng 9-2002 dịch đăng lại, tt. 17-20.
(2): Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l ' Indochine au Vietnam (Hồ chí Minh, từ Đông Dương đến Việt Na), Paris: Nxb. Gallimard, 1990, tr. 145.
(3): Hoàng Tranh, bđd.
(4): Daniel Hémery, sđd. tr. 145. Báo Tuổi Trẻ của Thành đoàn Thanh niên CSHCM thành phố Hồ Chí Minh (tức Sài Gòn cũ) đã trích đăng lại tài liệu của Daniel Hémery trong số báo ngày 18-5-1991. Tổng biên tập báo nầy lúc đó là bà Kim Hạnh liền bị kiểm điểm và bị mất chức.
(5): Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, Văn Hóa, Houston, Texas, 1997, tr. 380.
(6): Thành Tín, Về ba ông thánh, 1995, California, tr. 150-151. Thành Tín dựa vào danh sách trong một lá thư từ văn phòng cộng sản ở Hồng Kông gởi về Moscow ghi danh sáu đại biểu trong phái đoàn Đông Dương về dự đại hội của cộng sản quốc tế năm 1935. Kao Bang là Hoàng Văn Nọn tức Tú Huy hay Văn Tân.
(7): Thành Tín, sđd.
(8): Chính Đạo, sđd. tr. 380. Thành Tín, sđd. tr. 151.
(9): Thành Tín, sđd. tr. 136, 151-152. Từ giả thiết nầy, phải chăng có thể chữ T. viết tắt từ chữ “Thương”. T. Lan có nghĩa là “Thương Lan”. Ngoài ra chữ “Minh” cũng có thể phát xuất từ tên bà Tăng Tuyết Minh?
(10): Thành Tín, sđd.
(11): Thành Tín, sđd.
(12): Thành Tín, sđd.
(13): Chính Đạo, sđd. tr. 161. Theo Ban Nghiên cứu Lịch sử đảng CSVN, Thành mang tên Hồ Chí Minh từ ngày 13-8-1942, nhưng theo tác giả King C. Chen (Trung Hoa), trong sách Vietnam and China, 1938-1954, Princeton Univ Press, Princeton, 1969, tt. 56-57, thì Hồ Chí Minh bị bắt năm 1942 tại Liễu Châu vì một giấy thông hành đã quá hạng được cấp năm 1940 mang tên Hồ Chí Minh.
(14): Chính Đạo, sđd. tr. 283.
(15): Chính Đạo, sđd. tr. 301. Bảy uỷ viên chính thức là: Trương Bội Công, Trương Trung Phụng (QĐD), Trần Báo (QĐD), Bồ Xuân Luật (Phục Quốc), Nghiêm Kế Tổ (QĐD), Lê Tùng Sơn (Giải Phóng, Côn Minh), và Trần Đình Xuyên. Ba uỷ viên giám sát là: Nguyễn Hải Thần (Đồng Minh Hội), Vũ Hồng Khanh (QĐD), và Nông Kính Du (Phục Quốc).
(16): Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn, 1969, tr. 75.
(17): Tiếng Latin, Lucius là tên đàn ông, Lucia là tên phụ nữ; cả hai do chữ “Lux” mà ra. “Lux” nghĩa là “ánh sáng”, có thể bắt nguồn từ chữ “Quang” hoặc chữ “Minh” đều gần nghĩa với ánh sáng.
(18): Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày (hồi ký chính trị của một người không làm chính trị), Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 607. Về vụ bà Xuân, xin xem thêm nguyệt san Thế Kỷ 21, Garden Grove, số 96, tháng 4-1997, bài “Thêm vài mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chí Minh”, của Nguyễn Minh Cần, tt. 33-40.
(19): Nguyễn Minh Cần, báo đd. tt. 37-38.
(20): Nguyễn Minh Cần, sđd.
(21): Thành Tín, sđd. tt. 149, 152.
(22): Nguyễn Thế Anh, “Hành trình chính trị của Hồ Chí Minh”, đăng trong sách do nhiều người viết, Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, Nam Á, Paris, 1990, tt. 21-52. Giáo sư Nguyễn Thế Anh căn cứ trên tài liệu lưu trữ tại “Trung tâm văn khố hải ngoại, kho Slotform II/ 14”, và tài liệu của Denis Duncanson, “Ho Chi Minh in Hongkong 1931-1932”, The China Quarterly, Jan-March, 1974, tr. 79.
(23): Nguyễn Minh Cần, báo đd. tt. 36-37.
(24): Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, in lần thứ hai, 1976, tt. 5, 7 và 9. Ngày nay, trong các thư viện trong nước, khi tra cứu về tác giả Trần Dân Tiên hay T. Lan, thư mục ghi rõ : “Xin xem chủ tịch Hồ Chí Minh”.
(24): Trần Dân Tiên, sđd.
(26): Encyclopaedia Britannica, vol. 14, U. S. A. 1972, mục: Marx, Karl Heinrich, tr. 987-988. Alvin W. Gouldner, The Dialectic of Ideology and Technology, Oxford University Press, New York, 1976, tr. 104. Tác giả A .W. Gouldner (1920-1981) thương cảm trường hợp của Frederick Lewis (Henry) Demuth, nên ông đã đề tặng sách nầy cho Frederick vào đầu sách. Sách nầy là quyển đầu trong bộ sách The Dark Side of the Dialectic, gồm ba quyển. Quyển thứ nhì là The Future of Intellectuals and the Rise of the New Class (1979, và quyển thứ ba là The Two Marxisms : Contradictions and Anomalies in the Development of Theory (1980).
(27): Sau khi chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ năm 1991, tài liệu các lãnh tụ được công bố, người ta được biết nhiều chuyện thâm cung bí sử của Lenin, Stalin đã bị giấu nhẹm trước đó. Về Mao Trạch Đông, xin đọc Bí mật cuộc đời Mao Trạch Đông, do bác sĩ riêng của họ Mao là Lý Phục Hưng viết, Nxb. Thế Giới (chuyển ngữ), California, 1995.
© 2006 DCVOnline
Categories: Chống Diễn biến Hòa bình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét