Ông Vũ Quang Hải - Ảnh: T. Hà |
* Ông nhận xét thế nào về nội dung VAFI đã đưa ra dư luận?
- Về thông tin liên quan quá trình công tác của tôi tại PVFI, tôi nhận quyết định về vào tháng 1-2011 thì đến tháng 5-2013 chuyển công tác. Tại thời điểm đó, không phải chỉ có tôi được quyết định bổ nhiệm làm giám đốc mà Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN còn quyết một người nữa làm chủ tịch HĐQT.
Mục đích của việc bổ nhiệm này là tái cơ cấu toàn diện PVFI vì phát sinh những khoản nợ xấu, vốn điều lệ công ty khoảng 300 tỉ đồng. Thời điểm tôi về thì được báo cáo là vừa mất vốn, và mất thêm khoảng 600 tỉ nữa. Còn năm 2010 thì được báo cáo là lỗ khoảng 40 tỉ đồng. Tất cả cái này đều báo cáo về Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN.
Nếu quay lại thời điểm đó thì PVFI có hai khoản đầu tư. Một là đầu tư chứng khoán tại Công ty CP chứng khoán SMEs, khả năng mất vốn lên đến 360 tỉ đồng. Thứ hai là tại Công ty CP chứng khoán Phố Wall khoảng hơn 70 tỉ đồng.
Cộng thêm các khoản huy động ngắn hạn nữa lên đến gần 800 tỉ đồng, cũng có khả năng mất vốn. Năm đầu tiên khi tôi về (2011) lỗ khoảng 197 tỉ đồng, chủ yếu là do trích lập dự phòng. Còn hai công ty chứng khoán nói trên thì trước đó cơ quan công an đã lập hồ sơ khởi tố về những sai phạm tại đây.
Tôi có thể tự tin nói là các khoản lỗ đó không phải do tôi gây ra mà tôi chỉ kế thừa và xử lý các khoản lỗ đó. Chúng tôi làm tất cả mọi thứ, đến năm 2012 số lỗ đã ít đi rất nhiều, còn khoảng 70 tỉ đồng, chứ không phải như VAFI nói là “hai năm lỗ hơn 200 tỉ đồng”. Như vậy làm giảm lỗ chứ không phải là tăng thêm lỗ. Và khi tôi đi thì gần như PVFI không còn các khoản nợ xấu nữa, thanh toán toàn bộ công nợ tồn tại.
* Ông xuất thân từ đâu trước khi để được bổ nhiệm về PVFI?
- Trước đây tôi đi học tài chính, quản trị kinh doanh ở Anh. Sau khi về VN, năm 2007 tôi về làm ở Tổng công ty Tài chính dầu khí, ở ban đầu tư với vai trò chuyên viên. Sau đó nữa thì mới được điều chuyển về PVFI.
* Nghĩa là chỉ sau bốn năm, ông từ chuyên viên của một ban thuộc bộ, đã được “lên” giám đốc?
- Phải hiểu vấn đề ở đây bổ nhiệm giám đốc cho tôi mục đích là để xử lý tồn tại, chứ không phải để kinh doanh. Khi tôi về mọi người cũng rất ngạc nhiên hỏi tại sao về đây, đang khó khăn thế. Nhưng tập đoàn cũng nói rằng đại ý “ông trẻ thì ông phải đi”, chứ không phải là trong vòng mấy năm mà đi nhanh thế.
* Rời PVFI, ông tiếp tục nhận công tác ở đâu? Có ai đề nghị không?
- Tôi chuyển về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công thương) từ tháng 5-2013 theo đề nghị ở đây. Chức vụ là phó giám đốc trung tâm kiêm nhiệm thêm kiểm soát viên tài chính ở Tổng công ty Thuốc lá VN. Theo quy định của Bộ Công thương ở thời điểm đó thì được hưởng chế độ vụ phó.
* Chuyển về Cục Xúc tiến thương mại ông có phải thi tuyển không?
- Không, tôi chuyển ngang. Vì Trung tâm tâm hỗ trợ xuất khẩu là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu, tài khoản riêng chứ không phải hoạt động theo cơ chế nhà nước, nên có quyền tuyển dụng, chứ không theo ngạch công chức nhà nước.
* VAFI nói ông về được Sabeco là do bố ông bổ nhiệm? Ông về Sabeco khi nào?
- Trước tết năm 2014. Mùng 6 tết là đi làm. Chuyện bổ nhiệm tôi về Sabeco là thế này. Chủ tịch HĐQT Sabeco lúc đó là anh Phan Đăng Tuất có làm văn bản gửi Bộ Công thương xin tăng cường cán bộ trẻ cho tổng công ty. Anh Tuất đã có văn bản chỉ đích danh tên tôi, và không chỉ mình tôi mà lúc đó còn bổ nhiệm thêm hai phó tổng trẻ nữa.
Thời điểm đó, Bộ Công Thương chấp thuận là giới thiệu tôi về Sabeco chứ không hề có quyết định bổ nhiệm tôi. Cái này VAFI nhầm. Tôi chỉ được giới thiệu tham gia HĐQT vì Sabeco còn cổ đông bên ngoài là Heineken nữa, nên bộ không quyết được chuyện này. HĐQT họp và có xin ý kiến cổ đông đàng hoàng và sau đó bầu bổ nhiệm tại đại hội cổ đông bất thường. Rõ ràng là cổ đông Heineken đồng ý thì quy trình rất công bằng chứ không có gì khuất tất cả.
Thứ hai, VAFI nói tôi đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco là sai. Ngay thời điểm tôi về và cả hiện nay, tôi không hề là người đại diện vốn nhà nước tại Sabeco. Tôi chỉ là người làm thuê cho Sabeco thôi, hoàn toàn rất đúng quy trình, chứ không phải bố bổ nhiệm con.
* Vậy tại sao Sabeco đề xuất ông, chứ không phải ai khác?
- Chắc cái này phải hỏi anh Tuất.
* Trước khi đề xuất ông, ông Tuất có trao đổi để hỏi ý kiến với ông không?
- Cũng có trao đổi, tôi nhớ đâu khoảng tháng 6-2014. Gần đến cuối năm 2014 thì tôi mới vào làm ở Sabeco. Phải hỏi chứ. Hỏi rất lâu, đến cuối năm tôi mới đồng ý về. Thời gian hỏi thì tôi không nhớ. Còn làm tờ trình từ tháng 2, đến tháng 9, tháng 10 gì đấy mới đồng ý. Nói chung phải trải qua quá trình.
* Vậy ông có trao đổi với bố ông khi được ông Tuất “xin” về Sabeco hay không?
- Có. Vì bản thân bố tôi cũng không muốn. Thứ nhất là xa nhà, thứ hai là dư luận sẽ nói.
* Như ông nói, cuối năm 2014 ông đã về làm việc tại Sabeco. Nhưng Sabeco có văn bản đề nghị bổ sung thêm cán bộ lãnh đạo cho tổng công ty vào tháng 1-2015. Đến ngày 4-2-2015 thì Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa mới ký quyết định điều động ông về Sabeco, đề cử tham gia HĐQT. Và ngày 5-2-2015, tức chỉ sau một ngày bà Thoa ký quyết định, ông Tuất mới có tờ trình đại hội đồng cổ đông Sabeco xem xét lấy ý kiến?
- Tôi cũng không nhớ rõ ngày giờ, chỉ nhớ là có diễn biến xin như thế.
* Bản thân ông có thấy rằng từ năm 2007 đến năm 2016, chưa đến 10 năm mà ông đã trải qua rất nhiều chức vụ quan trọng. Theo ông, nếu một cán bộ công chức bình thường thì liệu có lên được những vị trí như vậy không?
- Ngoài bằng đại học ra, tôi cũng có bằng thạc sĩ tài chính, cũng được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Tôi hiểu là dư luận có ý rằng con quan thì lại làm quan, nhưng quan điểm của tôi là trong một đất nước do Đảng lãnh đạo, mọi thứ bình đẳng hết, cơ hội của mọi người là như nhau. Thật sự tôi không nghĩ đây là sự ưu ái, vì tất cả chúng ta đều bình đẳng hết.
- Về thông tin liên quan quá trình công tác của tôi tại PVFI, tôi nhận quyết định về vào tháng 1-2011 thì đến tháng 5-2013 chuyển công tác. Tại thời điểm đó, không phải chỉ có tôi được quyết định bổ nhiệm làm giám đốc mà Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN còn quyết một người nữa làm chủ tịch HĐQT.
Mục đích của việc bổ nhiệm này là tái cơ cấu toàn diện PVFI vì phát sinh những khoản nợ xấu, vốn điều lệ công ty khoảng 300 tỉ đồng. Thời điểm tôi về thì được báo cáo là vừa mất vốn, và mất thêm khoảng 600 tỉ nữa. Còn năm 2010 thì được báo cáo là lỗ khoảng 40 tỉ đồng. Tất cả cái này đều báo cáo về Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN.
Nếu quay lại thời điểm đó thì PVFI có hai khoản đầu tư. Một là đầu tư chứng khoán tại Công ty CP chứng khoán SMEs, khả năng mất vốn lên đến 360 tỉ đồng. Thứ hai là tại Công ty CP chứng khoán Phố Wall khoảng hơn 70 tỉ đồng.
Cộng thêm các khoản huy động ngắn hạn nữa lên đến gần 800 tỉ đồng, cũng có khả năng mất vốn. Năm đầu tiên khi tôi về (2011) lỗ khoảng 197 tỉ đồng, chủ yếu là do trích lập dự phòng. Còn hai công ty chứng khoán nói trên thì trước đó cơ quan công an đã lập hồ sơ khởi tố về những sai phạm tại đây.
Tôi có thể tự tin nói là các khoản lỗ đó không phải do tôi gây ra mà tôi chỉ kế thừa và xử lý các khoản lỗ đó. Chúng tôi làm tất cả mọi thứ, đến năm 2012 số lỗ đã ít đi rất nhiều, còn khoảng 70 tỉ đồng, chứ không phải như VAFI nói là “hai năm lỗ hơn 200 tỉ đồng”. Như vậy làm giảm lỗ chứ không phải là tăng thêm lỗ. Và khi tôi đi thì gần như PVFI không còn các khoản nợ xấu nữa, thanh toán toàn bộ công nợ tồn tại.
* Ông xuất thân từ đâu trước khi để được bổ nhiệm về PVFI?
- Trước đây tôi đi học tài chính, quản trị kinh doanh ở Anh. Sau khi về VN, năm 2007 tôi về làm ở Tổng công ty Tài chính dầu khí, ở ban đầu tư với vai trò chuyên viên. Sau đó nữa thì mới được điều chuyển về PVFI.
* Nghĩa là chỉ sau bốn năm, ông từ chuyên viên của một ban thuộc bộ, đã được “lên” giám đốc?
- Phải hiểu vấn đề ở đây bổ nhiệm giám đốc cho tôi mục đích là để xử lý tồn tại, chứ không phải để kinh doanh. Khi tôi về mọi người cũng rất ngạc nhiên hỏi tại sao về đây, đang khó khăn thế. Nhưng tập đoàn cũng nói rằng đại ý “ông trẻ thì ông phải đi”, chứ không phải là trong vòng mấy năm mà đi nhanh thế.
* Rời PVFI, ông tiếp tục nhận công tác ở đâu? Có ai đề nghị không?
- Tôi chuyển về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công thương) từ tháng 5-2013 theo đề nghị ở đây. Chức vụ là phó giám đốc trung tâm kiêm nhiệm thêm kiểm soát viên tài chính ở Tổng công ty Thuốc lá VN. Theo quy định của Bộ Công thương ở thời điểm đó thì được hưởng chế độ vụ phó.
* Chuyển về Cục Xúc tiến thương mại ông có phải thi tuyển không?
- Không, tôi chuyển ngang. Vì Trung tâm tâm hỗ trợ xuất khẩu là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu, tài khoản riêng chứ không phải hoạt động theo cơ chế nhà nước, nên có quyền tuyển dụng, chứ không theo ngạch công chức nhà nước.
* VAFI nói ông về được Sabeco là do bố ông bổ nhiệm? Ông về Sabeco khi nào?
- Trước tết năm 2014. Mùng 6 tết là đi làm. Chuyện bổ nhiệm tôi về Sabeco là thế này. Chủ tịch HĐQT Sabeco lúc đó là anh Phan Đăng Tuất có làm văn bản gửi Bộ Công thương xin tăng cường cán bộ trẻ cho tổng công ty. Anh Tuất đã có văn bản chỉ đích danh tên tôi, và không chỉ mình tôi mà lúc đó còn bổ nhiệm thêm hai phó tổng trẻ nữa.
Thời điểm đó, Bộ Công Thương chấp thuận là giới thiệu tôi về Sabeco chứ không hề có quyết định bổ nhiệm tôi. Cái này VAFI nhầm. Tôi chỉ được giới thiệu tham gia HĐQT vì Sabeco còn cổ đông bên ngoài là Heineken nữa, nên bộ không quyết được chuyện này. HĐQT họp và có xin ý kiến cổ đông đàng hoàng và sau đó bầu bổ nhiệm tại đại hội cổ đông bất thường. Rõ ràng là cổ đông Heineken đồng ý thì quy trình rất công bằng chứ không có gì khuất tất cả.
Thứ hai, VAFI nói tôi đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco là sai. Ngay thời điểm tôi về và cả hiện nay, tôi không hề là người đại diện vốn nhà nước tại Sabeco. Tôi chỉ là người làm thuê cho Sabeco thôi, hoàn toàn rất đúng quy trình, chứ không phải bố bổ nhiệm con.
* Vậy tại sao Sabeco đề xuất ông, chứ không phải ai khác?
- Chắc cái này phải hỏi anh Tuất.
* Trước khi đề xuất ông, ông Tuất có trao đổi để hỏi ý kiến với ông không?
- Cũng có trao đổi, tôi nhớ đâu khoảng tháng 6-2014. Gần đến cuối năm 2014 thì tôi mới vào làm ở Sabeco. Phải hỏi chứ. Hỏi rất lâu, đến cuối năm tôi mới đồng ý về. Thời gian hỏi thì tôi không nhớ. Còn làm tờ trình từ tháng 2, đến tháng 9, tháng 10 gì đấy mới đồng ý. Nói chung phải trải qua quá trình.
* Vậy ông có trao đổi với bố ông khi được ông Tuất “xin” về Sabeco hay không?
- Có. Vì bản thân bố tôi cũng không muốn. Thứ nhất là xa nhà, thứ hai là dư luận sẽ nói.
* Như ông nói, cuối năm 2014 ông đã về làm việc tại Sabeco. Nhưng Sabeco có văn bản đề nghị bổ sung thêm cán bộ lãnh đạo cho tổng công ty vào tháng 1-2015. Đến ngày 4-2-2015 thì Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa mới ký quyết định điều động ông về Sabeco, đề cử tham gia HĐQT. Và ngày 5-2-2015, tức chỉ sau một ngày bà Thoa ký quyết định, ông Tuất mới có tờ trình đại hội đồng cổ đông Sabeco xem xét lấy ý kiến?
- Tôi cũng không nhớ rõ ngày giờ, chỉ nhớ là có diễn biến xin như thế.
* Bản thân ông có thấy rằng từ năm 2007 đến năm 2016, chưa đến 10 năm mà ông đã trải qua rất nhiều chức vụ quan trọng. Theo ông, nếu một cán bộ công chức bình thường thì liệu có lên được những vị trí như vậy không?
- Ngoài bằng đại học ra, tôi cũng có bằng thạc sĩ tài chính, cũng được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Tôi hiểu là dư luận có ý rằng con quan thì lại làm quan, nhưng quan điểm của tôi là trong một đất nước do Đảng lãnh đạo, mọi thứ bình đẳng hết, cơ hội của mọi người là như nhau. Thật sự tôi không nghĩ đây là sự ưu ái, vì tất cả chúng ta đều bình đẳng hết.
Tối 14-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Đăng Tuất - nguyên chủ tịch HĐQT Sabeco - nói thời điểm đó ban lãnh đạo Sabeco đều gần đến tuổi nghỉ hưu nên HĐQT Sabeco đã có nghị quyết về việc đề xuất Bộ Công thương cho bổ sung đội ngũ lãnh đạo phù hợp với mô hình tái cấu trúc của tổng công ty. “Sau khi làm việc với Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công thương), chúng tôi được biết ông Vũ Quang Hải cũng phù hợp với tiêu chí mà nghị quyết HĐQT đề ra. Nên chúng tôi đã làm công văn đề xuất bộ xin bổ sung một lúc ba người, trong đó có ông Vũ Quang Hải” - ông Tuất thông tin. |
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng từng đề nghị hoãn thanh tra Sabeco Ngày 31-12-2015, trước thời điểm nghỉ hưu khoảng ba tháng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã ký văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị bộ này “điều chỉnh chưa thực hiện kế hoạch thanh tra trong năm 2016 đối với các dự án của Sabeco”. Trước đó ngày 25-11-2015, Bộ Xây dựng đã có quyết định thanh tra, bộ này sẽ thanh tra 4 dự án của Sabeco. Trong công văn, ông Hoàng viết: “Do năm 2016, Sabeco phải tập trung thời gian và nhân lực để triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng: tái cấu trúc tổng công ty, làm việc với thanh tra Bộ Tài chính về những nội dung liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, tập trung triển khai công tác cổ phần hóa...”. Ngoài ra ông Hoàng cũng viện dẫn lý do: “Bộ Công thương cũng đã tiến hành thanh tra các dự án nêu trên”. Ngày 14-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Gia Yên, chánh thanh tra Bộ Xây dựng, xác nhận thông tin trên. |
(Tuổi trẻ)
Categories: Vấn đề hôm nay
0 nhận xét:
Đăng nhận xét