Nhà sử học Mỹ Leopold Von Ranke khuyên: "Phải viết lịch sử như nó đã xảy ra". Tuy nhiên điều này không đơn giản và dễ dàng như người ta vẫn thường nghĩ. "Điều đã xảy ra, điều chúng ta nhớ lại, điều chúng ta phục hồi, điều chúng ta kể lại thường rất khác nhau một cách đáng buồn, và những câu trả lời cho những câu hỏi của chúng ta thật khó tìm và có tìm được cũng rất nhọc nhằn" như lời của nhà sử học Bernard Lewis (What happened, what we recall, what we recover, what we relate are often sadly different, and the answers to our questions may be both difficult to seek and painful to find - "History remembered, recovered, invented", Bernard Lewis, tr.71)
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Ngô Đình Diệm |
Viết lịch sử như nó đã xảy ra là điều rất khó, thế nhưng những tài liệu của những người đương thời cũng giúp cho các nhà sử học tái hiện một giai đoạn lịch sử hay phác họa chân dung của các nhân vật đã đóng một vai trò nhất định trong giai đoạn lịch sử ấy. Nhà báo Stanley Karnow đã trực tiếp phỏng vấn Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Dinh Gia Long và nghe ông kể về cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi năm 1946:
“Ông Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt vào tháng 9 năm 1945 khi đi từ Sài gòn ra Huế để khuyên can Bảo Đại không nên hợp tác với ông Hồ Chí Minh. Họ đày ông lên một làng ở vùng cao nguyên gần biên giới Trung Quốc và ông đã suýt chết vì bệnh sốt rét nhưng may mắn được những người dân làng thuộc sắc dân thiểu số săn sóc cho đến khi hồi phục. Trong thời gian ở đây, ông được tin anh trai mình là ông Ngô Đình Khôi và con trai ông Khôi đã bị Việt Minh bắn chết. 6 tháng sau, ông được đưa về Hà Nội để gặp ông Hồ Chí Minh lần đầu tiên. 15 năm sau, khi gặp tôi (nhà báo Stanley Karnow) ở Dinh Gia Long ông Diệm mô tả một hình ảnh của ông Hồ với nhiều thiện cảm bằng giọng nhỏ nhẹ, môi ngậm một điếu thuốc lá. Ông Diệm nhớ lại rằng cuộc trò chuyện giữa ông và ông Hồ rất thẳng thắn:
Ông Diệm: Anh muốn gì ở tôi?
Ông Hồ Chí Minh: Tôi muốn ở anh điều anh luôn luôn muốn ở tôi – sự hợp tác của anh để giành độc lập. Chúng ta theo đuổi một điều giống nhau. Chúng ta phải chung sức với nhau.
Ông Diệm: Anh là một kẻ tội phạm đã đốt cháy và hủy hoại đất nước, và anh lại còn bắt giam tôi.
Ông Hồ Chí Minh: Tôi xin lỗi anh vì sự cố không may ấy. Khi quần chúng bị áp bức nổi dậy, những sai lầm là điều không thể tránh khỏi và những thảm kịch đã xảy ra. Nhưng tôi luôn tin rằng hạnh phúc của nhân dân sẽ bù đắp được hết những sai lầm ấy. Anh thù hận chúng tôi nhưng chúng ta hãy quên chuyện ấy đi.
Ông Diệm: Anh muốn tôi phải quên rằng những thuộc cấp của anh đã giết chết anh trai tôi?
Ông Hồ Chí Minh: Tôi chẳng biết gì hết về chuyện ấy. Tôi chẳng liên can gì đến cái chết của anh trai anh. Tôi cũng lấy làm tiếc về những điều thái quá ấy cũng giống như anh. Làm sao tôi có thể ra lệnh cho người ta làm việc ấy rồi giờ đây lại đưa anh tới đây? Không phải chỉ có vậy, tôi cho đưa anh tới đây để mời anh giữ một chức vụ quan trọng trong chính phủ của chúng tôi.
Ông Diệm: Anh trai tôi và con trai của anh ấy chỉ là hai trong hàng trăm người đã bị giết và hàng trăm người nữa bị phản bội. Làm sao anh dám mời tôi hợp tác với anh?
Ông Hồ Chí Minh: Tâm trí của anh hướng về quá khứ. Anh hãy nghĩ đến tương lai – giáo dục, cải thiện mức sống của người dân.
Ông Diệm: Anh nói mà không biết suy nghĩ. Tôi đấu tranh cho lợi ích của đất nước, nhưng tôi không thể bị chi phối bởi áp lực. Tôi là một người tự do.Tôi sẽ mãi mãi là một người tự do. Anh hãy nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi có phải là một người sợ áp bức hay sợ chết không?
Ông Hồ Chí Minh: Anh là một người tự do.”
(Vietnam, a history, tr.216-217)
Nhân tiện cũng xin giới thiệu video clip về phát biểu bằng tiếng Anh và tiếng Pháp của hai nhà lãnh đạo miền Nam và miền Bắc để có một sự so sánh.
Thủ tướng Ngô Đình Diệm nói về Hiệp định Genève bằng tiếng Anh:
Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn bằng tiếng Pháp của phóng viên Pháp hồi năm 1964:
Nhận xét: Trong một cuộc trả lời phỏng vấn chỉ kéo dài hơn 5 phút, Chủ tịch Hồ Chí Minh - một người từng sống ở Pháp nhiều năm và từng phát biểu trong Đại hội của đảng Xã hội ở thành phố Tours - lại nhiều lần đặt câu sai ngữ pháp. Chẳng hạn:
- Thay vì nói: “ Plus la guerre SE PROLONGE... (Cuộc chiến càng kéo dài , ông Hồ Chí Minh lại nói: 'Plus la guerre PROLONGE...".
-Thay vì nói: “Ce SONT nos affaires intérieures, ca passera" (Đó là những vấn đề nội bộ của chúng tôi, điều đó sẽ qua đi...) thì ông Hồ Chí Minh lại nói: "C' EST nos affaires intérieures, ca passera...".
- Dùng thừa chữ: chỉ cần nói “EST-CE une idée qui vous parait intéressante?” (Có phải đó là một ý kiến hay ho đối với bạn?), ông Hồ Chí Minh lại nói: “EST-CE C’EST une idée qui vous parait intéressante?”
(FB. Huỳnh Duy Lộc)
Categories: Lịch Sử
0 nhận xét:
Đăng nhận xét